Khí nhà kính là gì? Đối tượng cần phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là ai? Dịch vụ báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen trifluoride (NF3)

Đối tượng cần phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:

Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên.

b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên.

c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên.

d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính

a) Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu.

b) Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính phải đảm bảo tính liên tục, độ chính xác và tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và đánh giá.

c) Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng và kết quả kiểm kê khí nhà kính.

d) Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ trình tự thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy.

đ) Thông tin về kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan.

Cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần có trách nhiệm:

a) Cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2023.

b) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2025 để thẩm định.

c) Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.

Kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1

Theo tiêu chuẩn ISO 14064-1 thì Khí nhà kính (greenhouse gas - GHG) là thành phần thể khí của khí quyển, cả từ tự nhiên và do con người, hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt Trái đất, khí quyển và các đám mây phát ra.

CHÚ THÍCH: KNK bao gồm cacbon dioxit (CO2), metan (CH4), dinitơ oxit (N2O), các hợp chất hydro florua cacbon (HFCs), các hợp chất perflorua cacbon (PFCs), và sufua hexaflorit (SF6).

Nói một cách đơn giản - Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Khí nhà kính (GREENHOUSE GAS) góp phần vào sự ấm lên toàn cầu. Việc kiểm kê khí nhà kính là nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường.

 

Các nguồn phát thải khí nhà kính:

Theo ISO 14064-1, có 6 nhóm nguồn phát thải khí nhà kính như sau:

- Nhóm 1: Phát thải/ hấp thụ trực tiếp / Group 1: Direct GHG emission / removals

- Nhóm 2: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ việc nhập năng lượng / Group 2: Indirect GHG emissions/ removals from imported energy.

- Nhóm 3: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ hoạt động vận chuyển / Group 3: Indirect GHG emissions/ removals from transportation.

- Nhóm 4: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp do việc sử dụng thiết bị / Group 4: Indirect GHG emissions/ removals from products used by organisation.

- Nhóm 5: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp do quá trình sử dụng sản phẩm của công ty. / Group 5: Indirect GHG emissions/ removals associated with the use of products from the organisation.

- Nhóm 6: Phát thải/ hấp thụ gián tiếp từ các nguồn khác / Group 6: Indirect GHG emissions/ removals from other sources.

Tại sao phải quản lý phát thải khí nhà kính:

- Đáp ứng yêu cầu của luật – Luật môi trường năm 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn việc kiểm kê khí nhà kính (Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, nghị định 06/2022/NĐ-CP - quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn).

- Thể hiện cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường của Doanh nghiệp.

- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm về môi trường – một trong các yêu cầu của họ là doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường

Dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1

Để giúp doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu của luật – chúng tôi cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1 – các hoạt động bao gồm:

1. Khảo sát doanh nghiệp - Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm kê

2. Xác định các hoạt động phát thải; thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ hoạt động định lượng kiểm kê.

3. Định lượng phát thải

4. Kiểm kê khí nhà kính theo năm cơ sở

5. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Để yêu cầu dịch vụ tư vấn kiểm kê khí nhà kính - Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính, Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Ms. Van Pham

Sales and Marketing Manager

Hotline: 0933096426 - 0931796188

Email: van.pham@iscvietnam.net - van.pham@tcivietnam.com 

Phone: 028 2226 8288