IATF 16949 - CÔNG CỤ GIA TĂNG GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH IATF 16949
Dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9000:1987 (ban hành năm 1987), Hiệp hội ô tô, các hãng ô tô lớn của các quốc gia Châu Âu và Mỹ đã đưa ra các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đặc trưng cho ngành công nghiệp ô tô. Trong đó phải kể đến VDA 6.1 (Đức), AVSQ (Ý), Big Three: Ford, Chrysler & General Motor với tiêu chuẩn QS 9000 (Mỹ), và EAQF (Pháp).
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau thì các nhà cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi buộc phải tuân thủ các yêu cầu khác nhau.
Từ thực tế này xuất hiện nhu cầu tổ hợp các tiêu chuẩn khác nhau thành một tiêu chuẩn mang tính quốc tế cho ngành công nghiệp ô tô và loại bỏ sự đánh giá chồng chéo. Các tổ chức có tên dưới đây đã cùng tham gia để đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật ISO/TS 16949 là ISO (International Organisation for Standardisation), IATF (International Automotive Task Force), AIAG (Automotive Industry Action Group), ANFIA (Associazione Nationale Français Industrie Automobilistiche), CCFA (Comité des Constructeurs Français d’Automibiles), FIEV (Fédération des Industries des Equipments pour Véhicules), SMMT LTD (Society of Motor Manufacturers and Traders LTD), VDA (Verband Der Automobilindustrie E.V.), TC 176 (Technical Committee 176)
Phiên bản đầu tiên của IATF (ISO/TS 16949) được ban hành vào năm 1999 và gọi là ISO/TS 16949:1999. Phiên bản thứ nhất này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9000:1994. Sau ba lần sửa đổi (năm 2002, 2009, 2016), phiên bản mới nhất IATF 16949:2016 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
IATF 16949:2016 (thay thế cho ISO/TS 16949:2009) là tiêu chuẩn về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng bao gồm yêu cầu đặc trưng cho ngành công nghiệp ô tô. Các doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện ngành Ô tô, muốn trở thành một công ty sản xuất hoặc gia công linh kiện Ô tô thì phải áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn IATF 16949:2016.
So với ISO 9001, IATF 16949 có tới 16 yêu cầu đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của ngành công nghiệp ôtô. Những yêu cầu của IATF 16949 đảm bảo thống nhất với việc duy trì sự hài lòng của khách hàng trong ngành công nghiệp ôtô, đồng thời đưa ra phương án chứng nhận trên cơ sở một hệ thống quản lý nghiêm khắc và mạnh mẽ, được triển khai bởi những đánh giá viên có năng lực và kinh nghiệm phong phú.
Theo dữ liệu OEM ngành ôtô cho thấy, trong số những doanh nghiệp chế tạo ôtô được chứng nhận IATF 16949 có tới 90% duy trì được sự hài lòng của khách hàng, trong khi tỷ lệ này đối với các doanh nghiệp chế tạo ôtô đạt chứng nhận ISO 9001 chỉ có 73% có thể duy trì được sự hài lòng của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ ưu việt là động lực chủ yếu để đạt được sự hài lòng của khách hàng. Đặc biệt, sự thỏa mãn cao nhất của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ chính là yêu cầu để các xưởng OEM và nhà cung ứng ngành ôtô sinh tồn và phát triển trong thị trường ôtô toàn cầu đầy cạnh tranh này.
Nội dung của IATF 16949:
IATF 16949 bao gồm 16 yêu cầu dành cho hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực ôtô, những yêu cầu này cung cấp khái niệm và phương pháp giá trị gia tăng tiên tiến nhất cho ngành công nghiệp ôtô.
1. Yêu cầu đặc biệt của khách hàng: Thông qua việc áp dụng những yêu cầu đặc biệt của khách hàng ngành công nghiệp ôtô cho từng quá trình và nhu cầu cụ thể của mỗi khách hàng, để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
2. An toàn sản phẩm: Ngành công nghiệp ôtô là một ngành chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ, cũng như hết sức coi trọng vấn đề an toàn sản phẩm. Nó được hỗ trợ bởi một chuỗi quản lý giám sát khắt khe và những yêu cầu an toàn được phát triển bởi ngành nghề.
3. Phân tích rủi ro: Là công cụ tăng cường đặc biệt dùng để phân tích và hoạch định chiến lược nhằm giảm thiểu và dự phòng rủi ro.
4. Lập kế hoạch về nhà xưởng, cơ sở vật chất và thiết bị: Phương pháp tăng cường đặc biệt trong việc lập kế hoạch về nhà xưởng, cơ sở vật chất và thiết bị.
5. Đo lường và truy xuất nguồn gốc: Quan tâm đến vấn đề đo lường và truy xuất nguồn gốc, bao gồm những yêu cầu đặc biệt của ngành ôtô trong việc tối ưu hóa các thiết bị đo lường cũng như sử dụng và hiệu chuẩn chúng.
6. Năng lực: Ngành công nghiệp ôtô yêu cầu những kỹ năng đặc biệt để chế tạo sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
7. Kiểm soát thông tin dạng văn bản: Những văn bản như sách hướng dẫn, hồ sơ đặc biệt theo nhu cầu của ngành ôtô, là những loại văn bản không thể bao gồm trong những tiêu chuẩn thông thường.
8. Tính khả thi trong chế tạo sản phẩm: Chế tạo ôtô là một ngành chế tạo hàng loạt phức tạp, cần có phương pháp đặc biệt để đảm bảo khả năng kiểm chứng ưu việt hơn so với những ngành công nghệ thông thường.
9. Thiết kế và phát triển: Phương pháp thiết kế sử dụng trong ngành công nghiệp ôtô về mặt chi tiết sẽ có sự khác biệt giữa các nhà sản xuất OEM, nhưng những yêu cầu của IATF 16949 xác định yếu tố chung mà tất cả các doanh nghiệp ngành ôtô bắt buộc phải tuân thủ.
10. Quản lý nhà cung ứng: Những nhà cung ứng linh phụ kiện ngành ôtô cung cấp những sản phẩm có giá trị chế tạo cao hơn so với rất nhiều những nhà cung cấp của các ngành nghề khác. Vì vậy, cần phải có một quá trình quản lý đặc biệt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của toàn chuỗi cung ứng.
11. Kiểm soát sản xuất: Tăng cường kiểm soát quá trình chế tạo, bao gồm phương pháp cưỡng chế (ví dụ: kiểm soát kế hoạch…)
12. Phê duyệt sản phẩm: Thực hiện quá trình phê duyệt sản phẩm và công nghệ sản xuất một cách triệt để và chính xác đối với tất cả sản phẩm ngành ôtô.
13. Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá: Áp dụng phương pháp thống kê chuyên ngành ôtô, nhằm đảm bảo sản phẩm phù hợp quy định trong suốt toàn bộ quá trình sản xuất.
14. Đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo: Cần có phương pháp đặc biệt nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu phức tạp của ngành ôtô.
15. Hành động khắc phục: Tuân thủ phương pháp giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, sử dụng phương pháp đặc biệt để thực thi hành động khắc phục một cách lâu dài.
16. Cải tiến liên tục: Trong toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp chế tạo, cần đặc biệt chú ý từng cơ hội để cải tiến.
PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA IATF 16949
Phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng có thể rất rộng, cũng có thể rất hẹp. Có một số hệ thống được xem là thông dụng, ví dụ như ISO 9001, có thể áp dụng cho bất kỳ ngành nghề nào. Những hệ thống quản lý phổ biến này được thiết lập trên cơ sở nhiều năm kinh nghiệm huấn luyện đào tạo và được toàn thế giới công nhận. Ngoài ra, một số trường hợp là theo yêu cầu của một số cơ quan nhà nước.
Trong số đó, IATF 16949 là một tiêu chuẩn chuyên ngành, do tổ chức IATF tự kiểm soát và quản lý. IATF 16949 lấy nền tảng là ISO 9001, trên cơ sở ISO 9001 tăng cường thêm những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp ôtô. Đó chính là những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp ôtô được chỉ định bởi những công ty chế tạo xe ôtô lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Có thể nói những doanh nghiệp đạt chứng nhận IATF 16949 thực sự tích hợp được một cách tốt nhất những yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế ngành công nghiệp ôtô do IATF đặt ra. Những yêu cầu đó rất cụ thể, phù hợp áp dụng cho mọi doanh nghiệp sản xuất ôtô từ khâu thiết kế, chế tạo và cung cấp sản phẩm ngành ôtô.
CHIẾN LƯỢC VẬN HÀNH HỆ THỐNG IATF 16949
Hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949 nêu lên vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất để phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp sản xuất có được chứng nhận IATF 16949, thông qua năng lực vững vàng và quá trình sản xuất hiệu quả (quá trình này tập trung vào năng lực sản xuất và mức độ hài lòng của khách hàng) để thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm và dịch vụ, mang đến sự gia tăng vững bền về lợi nhuận.
Năng lực lãnh đạo có hiệu quả là trọng tâm của sự thành công trong doanh nghiệp. IATF 16949 yêu cầu lãnh đạo cấp cao nhất phải tham gia vào hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp, từ nghiệp vụ kinh doanh liên tục, cho đến phát triển và triển khai chiến lược chất lượng, tiếp đến là quá trình xem xét lãnh đạo.
IATF 16949 yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu, sử dụng chỉ số hiệu suất công việc (KPI) để đánh giá trình trạng thực hiện công việc trong toàn quá trình. Quá trình giám sát và cải tiến dựa trên tiếp cận dữ liệu này chính là vòng tuần hoàn phản hồi mức độ hài lòng của khách hàng trong hệ thống quản lý chất lượng IATF 16949, giúp doanh nghiệp có thể nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng và cải tiến liên tục.
MỤC TIÊU CỦA IATF 16949:
- Phát triển một hệ thống quản lý chất lượng hướng tới sự cải tiến liên tục, nhấn mạnh đến việc ngăn ngừa sai lỗi, giảm sự biến động và giảm lãng phí trong chuỗi cung ứng.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật IATF 16949:2016 cùng với các yêu cầu cụ thể của khách hàng tạo thành các yêu cầu cơ bản đối với một hệ thống quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp muốn áp dụng tiêu chuẩn này.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật này loại bỏ sự đánh giá chồng chéo và đưa ra cách tiếp cận chung trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho ngành công nghiệp ô tô và cung cấp sản phẩm phục vụ công nghiệp ô tô.
- Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các tổ chức sản xuất và cung cấp các chi tiết hoặc vật liệu, dịch vụ nhiệt luyện, sơn, mạ hay xử lý bề mặt, hoặc các sản phẩm khác do khách hàng chỉ định. Về nguyên tắc, tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho mọi chi tiết “on car - on road” (lắp trên xe - chạy trên đường).
GIÁ TRỊ CHO DOANH NGHIỆP:
Nói đến lợi tức đầu tư (ROI), người ta nghĩ ngay đến chỉ tiêu tài chính then chốt để đánh giá bất kỳ một khoản đầu tư mới hoặc ứng dụng nguồn vốn nào trên thị trường. Đây cũng là tiêu chuẩn đo lường quan trọng cho việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, bắt buộc doanh nghiệp phải thiết kế và thực thi hệ thống quản lý chất lượng (QMS) có hiệu quả, để đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng, giải quyết những vấn đề hiện tại, dự phòng phát sinh những vấn đề trong tương lai, đồng thời thúc đẩy cải tiến liên tục. Việc thực thi thành công hệ thống quản lý chất lượng được IATF 16949 chứng nhận (tiêu chuẩn QMS tiên tiến nhất trong chuỗi cung ứng sản phẩm ngành ôtô) chính là mấu chốt để nâng cao chỉ số ROI cho đầu tư.
Từ đó có thể nhận ra, việc áp dụng IATF 16949 mang lại hàng loạt những giá trị thực tế cho doanh nghiệp trên hành trình đầu tư bền vững. Đó là:
- Nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
- Đạt được sự công nhận toàn cầu dành cho các sản phẩm của mình.
- Tối ưu hóa chất lượng các quy trình, sản phẩm và dịch vụ.
- Xác định cụ thể nguồn lực có thể sử dụng cho các sáng kiến cải tiến chất lượng
- Cung cấp hồ sơ dẫn chứng chất lượng và thành tích hoạt động của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Chứng nhận IATF 16949 là công cụ gia tăng giá trị của doanh nghiệp ngành công nghiệp ôtô trong quá trình xây dựng chiến lược và vận hành. Thông qua việc áp dụng những yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận, giá trị của hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp không ngừng gia tăng, đồng thời cũng nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Ưu thế cạnh tranh được thể hiện dưới nhiều hình thức, trong đó, việc thực thi hệ thống quản lý chất lượng cũng có thể nâng cao ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chứng nhận IATF không chỉ đơn thuần là một tờ giấy chứng nhận treo trên tường, mà nếu thực thi thành công hệ thống này, thì chứng nhận IATF có thể mang đến cho doanh nghiệp ưu thế cạnh tranh hết sức to lớn thông qua những hình thức sau đây:
- Đảm bảo trọng điểm áp dụng và phân phối nguồn lực nằm ở biện pháp dự phòng chứ không phải ở hành động khắc phục.
- Giúp cho hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp duy trì sự thống nhất với 16 yêu cầu của khách hàng trong lĩnh vực sản xuất ôtô.
- Thông qua quá trình thẩm duyệt chứng nhận chuyên ngành ôtô dưới sự quản lý nghiêm khắc của tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp có thể thực thi hiệu quả hệ thống chứng nhận IATF 16949
- Giúp cho càng nhiều doanh nghiệp được chứng nhận có thể đạt được yêu cầu thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.
TCI tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm định các tiêu chuẩn quốc tế.
Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi, chúng tôi hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào.
Được hình thành và phát triển qua hơn 10 năm, đồng hành cùng hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp Việt Nam và thế giới. Là đối tác nhiều năm phối hợp với các đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ; Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi. Chúng tôi thấu hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào và làm sao để duy trì nó một cách bền vững.
Quý khách cần báo giá dịch vụ? Vui lòng truy cập theo đường link https://forms.gle/fkEJASXewUBNPs61A
LIÊN HỆ VỚI #TCI_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
Ms. Vân Phạm
#Hotline: 0931796188
#Email: van.pham@tcivietnam.com
Ms. Lan Anh
#Hotline: 0824 647 279
#Email: anh.nguyen@tcivietnam.com
=> Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
=> Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
=> Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.