Vải kháng khuẩn khẩu trang được sản xuất và đánh giá như thế nào?

Trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn ra phức tạp và lan rộng, khi nguồn cung khẩu trang y tế không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, các chuyên gia y tế đã khẳng định người dân có thể dùng khẩu trang vải. Những chiếc khẩu trang này được sản xuất từ vải kháng khuẩn có tác dụng phòng chống bệnh hô hấp rất tốt. Hiện nay, để đánh giá chất lượng vải kháng khuẩn khẩu trang, người ta sử dụng tiêu chuẩn AATCC 100.

Vải kháng khuẩn khẩu trang được sản xuất như thế nào?

Đưa các chất kháng khuẩn vào và giữ trong vật liệu dệt là phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều nhất để sản xuất vải kháng khuẩn khẩu trang. Những chất kháng khuẩn được đưa lên trên hoặc vào trong vải hiện nay thường là chất diệt khuẩn. Ngoài ra, để tạo ra các loại xơ, sợi tổng hợp, các nhà sản xuất còn đưa các chất kháng khuẩn vào dung dịch kéo sợi.

Sau khi tẩy trắng vải hoặc nhuộm màu, in hoa, người ta sẽ tiến hành công đoạn đưa chất kháng khuẩn lên vải. Phương pháp này giúp vải có khả năng diệt khuẩn tới 90% sau 1h tiếp xúc. Hơn thế nữa, độ bền kháng khuẩn của vải được sản xuất theo phương thức này cũng lâu dài, duy trì trong suốt quá trình sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này còn tồn đọng hạn chế thời gian sản xuất lâu, khó đáp ứng được yêu cầu tức thời của thị trường. Vậy nên, nó thường được dùng cho các lô hàng nhỏ. 

Tiêu chuẩn AATCC 100 - Tiêu chuẩn đánh giá khả năng diệt khuẩn của vải kháng khuẩn khẩu trang

Hiện nay, để đánh giá khả năng diệt khuẩn của các loại vải, người ta sử dụng hai nhóm phương pháp. Đó là phương pháp định tính gồm AATCC TM 147, EN ISO 20645...và phương pháp định lượng gồm AATCC 100, ISO 20743...Dù tốn thời gian và chi phí hơn nhưng phương pháp định lượng vẫn được áp dụng rộng rãi hơn, đặc biệt phải kể đến tiêu chuẩn AATCC 100.

AATCC 100 kiểm tra hai tính chất kháng khuẩn ức chế tăng trưởng và diệt vi khuẩn của vải sản xuất khẩu trang. Tiêu chuẩn cung cấp các điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật. Như là cung cấp các chất dinh dưỡng trong thời gian ủ nếu vi sinh vật không đủ chất kháng khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra AATCC 100 cũng có một vài nhược điểm nhỏ. Nếu vải không hấp thụ chất lỏng thì việc thử nghiệm, đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. 

Khi dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp, để đảm bảo an toàn cho người dân, việc sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn là điều rất cần thiết. Các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong lĩnh vực sản xuất khẩu trang vải. Và các cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra, đánh giá chất lượng vải kháng khuẩn thường xuyên thông qua tiêu chuẩn AATCC 100

Liên hệ đào tạo tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn :

TCI VIỆT NAM

Hà Nội : Số 31/487, phố Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Hồ Chí Minh : 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

ĐT : 028 22268288

Hotline : 0933096426 - 0931796188 – Ms. Vân

Email : van.pham@tcivietnam.com