CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP LAO ĐỘNG & XÃ HỘI (SLCP) - CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP LAO ĐỘNG & XÃ HỘI (SLCP)

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP

    Trong khoảng 20 – 30 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều thương hiệu quan tâm về trách nhiệm xã hội đối với chuỗi cung ứng của họ. Điều này khiến cho hoạt động đánh giá về trách nhiệm xã hội diễn ra mạnh mẽ. Các cuộc đánh giá trách nhiệm xã hội trở nên phổ biến, được tổ chức thường xuyên, đôi khi còn bị trùng lặp giữa các thương hiệu. Lý do là mỗi thương hiệu thường tạo ra cho mình một giao thức đánh giá riêng, không có sự chia sẻ thông tin cũng như sự hợp tác của ngành. Hậu quả dẫn đến lãng phí tài nguyên, chuỗi cung ứng không có thời gian cải thiện. Nhằm mục đích loại bỏ gánh nặng đánh giá, cho phép so sánh dữ liệu và giải phóng tài nguyên cho các chương trình cải tiến, chương trình SLCP được thành lập để phát triển một giải pháp mang tính hệ thống cho vấn đề này.

SLCP LÀ GÌ?

    Chương trình tích hợp lao động và xã hội (SLCP - Social & Labor Convergence Program) là một sáng kiến phi lợi nhuận do nhiều bên liên quan cùng thực hiện, được thiết kế nhằm đơn giản hóa việc đánh giá các tiêu chuẩn lao động và điều kiện làm việc trong cuỗi cung ứng Toàn cầu. 

Chương trình SLCP được đưa ra với mục đích giảm số lượng các cuộc đánh giá trách nhiệm xã hội tại nhà máy và cung cấp nguồn dữ liệu lao động và trách nhiệm xã hội đáng tin cậy. Mục tiêu cuối cùng là cải thiện điều kiện lao động và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

SLCP cũng hướng đến mục tiêu chung về phát triển bền vững “Subtainability Development Goal – SDG”. Với hơn 2000 câu hỏi, SLCP tập trung vào các vấn đề về công bằng, bình đẳng giới, điều kiện làm việc của người lao động, hệ thống quản lý cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, hướng đến mục tiêu bền vững của chuỗi cung ứng.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH SLCP

Các bên ký kết SLCP đã phát triển Khung đánh giá tích hợp (CAF) từ cuối năm 2015 đến giữa năm 2018. Quá trình này bao gồm một số nguyên mẫu, thí điểm và tham vấn.

Vào cuối năm 2018, SLCP đã tiến hành một hoạt động chạy thử có tên là "Light Operation" ở Trung Quốc và Sri Lanka để kiểm tra toàn bộ hệ thống SLCP. Sau đó, Khung đánh giá CAF đã được cập nhật để tích hợp các bài học và phản hồi nhận được trong hoạt động.

Chương trình SLCP chính thức khởi động lại vào tháng 06 năm 2019, lần đầu tiên tại Trung Quốc & Đài Loan, Sri Lanka và Ấn Độ. Đến cuối năm 2022, SLCP đã được triển khai tới 60 quốc gia và khu vực cùng với hơn 9000 cơ sở đã được đăng ký trên Cổng SLCP.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

SLCP được thành lập để giải quyết vấn đề về lao động và xã hội trong chuỗi cung ứng, với trọng tâm ban đầu là lĩnh vực dệt may và da giày.

Ngày nay, một số lĩnh vực khác cũng đã áp dụng chương trình này.

LỢI ÍCH KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH SCLP:

1. SLCP là một công cụ đánh giá “Hiệu quả”, giúp doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí cho các cuộc đánh giá.

2. SLCP là một “Công cụ toàn diện”, bao gồm tất cả các điểm dữ liệu/câu hỏi thu thập được gần như từ tất cả các cuộc đánh giá khác.

3. SLCP là một công cụ “Nhiều bên liên quan”, được phát triển với sự hợp tác từ nhiều nhãn hàng, nhà sản xuất và các bên liên quan khác. 

Hiện nay có khoảng 80 nhãn hàng lớn và các bên sở hữu tiêu chuẩn đã chấp nhận dữ liệu SLCP bao gồm: Inditex (Zara), Columbia, Nike, Adidas, Puma, C&A, GAP Inc, PVH, Under Armour…

CÁC THƯƠNG HIỆU ĐƯỢC CÔNG BỐ TRÊN CỔNG SLCP

4. SLCP là một công cụ “Đáng tin cậy”, được xác minh bởi nguồn dữ liệu về lao động và trách nhiệm xã hội đáng tin cậy và có chất lượng cao.

5. SLCP là một công cụ “Linh hoạt”, vì một khi tham gia Chương trình này, các nhãn hàng có thể tự chấm điểm dữ liệu theo quy tắc ứng xử riêng của họ.

6. SLCP là một công cụ thuộc “Quyền sở hữu của nhà máy”, đảm bảo nhà máy sở hữu dữ liệu của họ và kiểm soát cách dữ liệu được chia sẻ.

Khi áp dụng thành công Chương trình SLCP, doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích bền vững lâu dài như:

  • Nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
  • Cải thiện hình ảnh thương hiệu và tăng cường niềm tin của khách hàng.
  • Thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn.
  • Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Quốc tế.

KHUNG ĐÁNH GIÁ TÍCH HỢP CAF CỦA SLCP:

Thông qua việc triển khai Khung đánh giá tích hợp (Converged Assessment Framework - CAF) có thể thay thế đánh giá của các nhãn hàng. CAF được sử dụng để thu thập và xác minh dữ liệu về điều kiện lao động và trách nhiệm xã hội trong Nhà máy. CAF bao gồm:

1. Công cụ thu thập dữ liệu: 'Bảng câu hỏi' chứa tất cả các câu hỏi đánh giá mà một Nhà máy phải trả lời thông qua báo cáo tự / hỗ trợ đánh giá và sẽ được xác minh bởi Nhân viên xác minh đã được SLCP phê duyệt.

2. Cách thức xác minh: Tài liệu chứa các thủ tục, quy tắc và yêu cầu về quy trình để tiến hành xác minh SLCP.

3. Hướng dẫn: Các tài liệu hướng dẫn giúp Nhân viên xác minh và Nhà máy hoàn thành đánh giá bằng cách đưa ra hướng dẫn về cách trả lời các câu hỏi trong Công cụ thu thập dữ liệu.

Thông qua khung đánh giá tích hợp CAF, nhà máy có thể chia sẻ dữ liệu đã được xác minh của họ với nhiều đối tác kinh doanh, bao gồm các nhãn hàng và các tổ chức sở hữu bộ tiêu chuẩn.

QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ SLCP

Việc tiến hành đánh giá trách nhiệm xã hội theo SLCP được tiến hành theo ba bước như sau

1. Thu thập dữ liệu: Doanh nghiệp điền thông tin vào Công cụ Thu thập Dữ liệu, một mình (tự đánh giá) hoặc có sự trợ giúp (liên kết đánh giá)

2. Xác minh: Các dữ liệu của Doanh nghiệp sau khi thu thập được sẽ được xác minh độc lập bởi các chuyên gia được SLCP phê duyệt (bao gồm cả đánh giá tại chỗ).

3. Chia sẻ dữ liệu: Doanh nghiệp xem xét dữ liệu đã được xác minh và sau đó có thể chia sẻ báo cáo đánh giá đã được xác minh với các đối tác kinh doanh đã chọn.

ISC GIÚP GÌ CHO BẠN KHI CẦN ĐÁNH GIÁ SLCP

Quá trình hoàn thành báo cáo đánh giá xác minh SLCP và được công bố trên cổng SLCP là không hề đơn giản. Hiểu rõ nhu cầu đó, TCI Việt Nam có các dịch vụ hỗ trợ thiết thực bao gồm:

  • Tư vấn thông tin để doanh nghiệp hiểu rõ Công cụ CAF của SLCP.
  • Hướng dẫn doanh nghiệp cách thức hoàn thành bảng câu hỏi tự đánh giá và đánh giá xác minh.
  • Cầu nối hỗ trợ công tác chuẩn bị giữa doanh nghiệp với nhân viên đánh giá của tổ chức xác minh.
  • Cung cấp thông tin về những chi phí cần thiết cho quá trình đánh giá xác minh.

TCI Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp đi tới kết quả SLCP khả quan nhất, giúp nâng tầm doanh nghiệp trong hành trình phát triển bền vững chung toàn cầu.

TCI tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm định các tiêu chuẩn quốc tế.

Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi, chúng tôi hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào.

Được hình thành và phát triển qua hơn 10 năm, đồng hành cùng hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp Việt Nam và thế giới. Là đối tác nhiều năm phối hợp với các đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ;  Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi. Chúng tôi thấu hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào và làm sao để duy trì nó một cách bền vững.

Quý khách cần báo giá dịch vụ? Vui lòng truy cập theo đường link:

https://forms.gle/kuhne9Qf2xbYesuH6

LIÊN HỆ VỚI #TCI_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Ms. Vân Phạm

#Hotline: 0931796188

#Email: van.pham@tcivietnam.com

#Văn_Phòng_TCI_Việt_Nam

=> Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

=> Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

=> Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.