TỔNG QUAN VỀ CHỨNG NHẬN CARBONFREE PRODUCT
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỨNG NHẬN CARBONFREE PRODUCT
Được thúc đẩy bởi trách nhiệm của doanh nghiệp, nhu cầu của người tiêu dùng, tiềm năng quy định của chính phủ, các công ty ngày càng quan tâm đến việc định lượng, giảm thiểu và bù đắp lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến công ty của họ và sản phẩm họ sản xuất/cung cấp. Điều này, cùng với thị trường ngày càng tăng đối với các sản phẩm thân thiện môi trường và tính minh bạch trong tiêu dùng, đáng tin cậy và dễ tiếp cận thông tin tại thời điểm mua hàng, đã làm cho việc ghi nhãn hàm lượng carbon ngày càng trở nên phổ biến hơn, và là một công cụ giáo dục hữu hiệu cho người tiêu dùng.
Carbonfund – nhà cung cấp giải pháp khí hậu hàng đầu cho cá nhân và doanh nghiệp, đã phát triển Chứng nhận Carbonfree Product được công nhận trên toàn cầu. Bằng cách xác định lượng khí thải carbon của sản phẩm, giảm lượng khí thải đó nếu có thể và bù đắp lượng khí thảo carbon còn lại thông qua các dự án giảm lượng carbon được bên thứ ba xác nhận của Carbonfund, các công ty có thể:
Phân biệt thương hiệu và sản phẩm của họ
Tăng doanh số và thị phần
Cải thiện lòng trung thành của khách hàng
Tăng cường trách nhiệm xã hội và mục tiêu môi trường của doanh nghiệp
Sự bù đắp carbon là mức giảm lượng khí thải carbon có thể kiểm chứng được ở một nơi nào đó trên thế giới ngoài nơi phát sinh khí thải. Những cắt giảm bên ngoài này mang lại sự chuyển đổi năng lượng sạch (ví dụ như gió, mặt trời) và công nghệ sạch (ví dụ như hiệu quả sử dụng năng lượng). Các dự án cũng mang lại nhiều lợi ích bao gồm bảo tồn, nước sạch, tạo việc làm.
Để đảm bảo tính nhất quán trong việc đánh giá lượng khí thải carbon của sản phẩm Carbonfree, quy trình của chương trình yêu cầu đánh giá lượng khí thải carbon của sản phẩm từ đầu đến cuối, báo cáo tuân thủ một hoặc nhiều tiêu chuẩn sau:
PAS 2050 và PAS 2060
ISO 14067
ISO 14024
Tuyên bố sản phẩm môi trường ISO 14025 theo sản phẩm hiện hành
ISO 14040-14044 Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA) – bản LCA đầy đủ thuộc tính chỉ dành cho lượng khí thải carbon
Phát thải khí nhà kính từ các quá trình được liệt kê dưới đây phải luôn được đưa vào đánh giá:
Sản phẩm: Đơn vị sản phẩm cụ thể và duy nhất được xác định bởi SKU hoặc số nhận dạng duy nhất
Nguyên liệu thô: Khai thác hoặc sơ chế nguyên liệu thô (khai thác khoáng sản, hóa thạch, tinh chế nhiên liệu…); Khai thác và sơ chế nguyên liệu bao bì
Nông nghiệp: Năng lượng dùng để sản xuất phân bón và các hóa chất nông nghiệp khác, phát thải oxit nitơ và metan từ đất, khí thải metan từ chăn nuôi và phân bón
Sản xuất: Quy trình sản xuất và hóa chất sử dụng trong chế biến; Sản xuất/gia công nguyên vật liệu sử dụng trong sản phẩm; Sản xuất/gia công vật liệu đóng gói
Vận chuyển, phân phối và lưu trữ: Nguyên liệu đến nơi sản xuất; Vận chuyển sản phẩm và nguyên vật liệu giữa các địa điểm sản xuất; Thành phẩm đến các điểm bán lẻ; Điện lạnh và chất làm lạnh được sử dụng đến cửa hàng bán lẻ; Vận chuyển hàng hóa đóng gói
Giai đoạn sử dụng: Khí thải phát sinh từ quá trình sử dụng
Xử lý, chôn lấp, tái chế: Thải bỏ, tác động đến bãi rác và/hoặc tái chế sản phẩm
Báo cáo giá trị LCA của sản phẩm nên được sử dụng để giúp xác định và nhắm tới các cơ hội tiết kiệm khí nhà kính và giảm thiểu khí nhà kính trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Carbonfund yêu cầu các đối tác kinh doanh có Sản phẩm Carbonfree đã đăng ký hàng năm phải cung cấp kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính cho tất cả các Sản phẩm Carbonfree đã đăng ký.
Các sản phẩm được chứng nhận Carbonfree được sử dụng nhãn hiệu Carbonfree đồng thời được liệt kê trong cơ sở dữ liệu chứng nhận sản phẩm trực tuyến Carbonfund. Ngày nay, nhãn hiệu Carbonfree có thể được tìm thấy trên nhiều loại sản phẩm, bao gồm thực phẩm, đồ uống, đồ điện tử và quần áo.
Các công ty tham gia Chương trình chứng nhận Carbonfree Product hiện không được yêu cầu tiết lộ lượng khí thải carbon của sản phẩm của họ cho công chúng, nhưng được khuyến khích làm như vậy. Tương tự như vậy, Carbonfund không tiết lộ lượng khí thải carbon của sản phẩm nhưng sẽ giữ lại quyền truy cập vào bản sao báo cáo kiểm kê lượng khí thải carbon của sản phẩm và dữ liệu liên quan cho sản phẩm đó. Khi lượng khí thải carbon của sản phẩm được công bố rộng rãi, kết quả được công bố thể hiện rõ ràng bằng số tấn carbon dioxide tương đương trên một đơn vị sản phẩm. Carbonfund có thể định kỳ đánh giá báo cáo phát thải khí nhà kính của sản phẩm của các bên tham gia.
QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN
Thực hiện Đánh giá Vòng đời (LCA) để xác định lượng khí thải carbon trong các sản phẩm của bạn, sau đó gửi LCA đã hoàn chỉnh tới Carbonfund để xem xét và phê duyệt.
Đăng ký sản phẩm của bạn là Carbonfree. Carbonfund sẽ tự động đăng ký các sản phẩm của bạn trong Chương trình Cam kết Thân thiện với Khí hậu của Amazon.
Bù đắp lượng khí thải carbon của sản phẩm hàng năm và báo cáo doanh số bán hàng thực tế hàng quý.
Quảng bá lợi ích môi trường của sản phẩm tới khách hàng và các bên liên quan.
Liên tục theo dõi và giảm lượng khí thải carbon của sản phẩm của bạn.
Liên hệ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cùng TCI Việt Nam
Ms. Vân Phạm
#Hotline: 0931796188
#Email: van.pham@tcivietnam.com
=> Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
=> Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
=> Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.