Tổng quan về CBAM, những khuyến nghị cho doanh nghiệp cần áp dung.

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2022, các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu thông báo rằng họ sẽ thực hiện Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Các-bon (CBAM) của Liên minh Châu Âu như một phần của Thỏa thuận Xanh Châu Âu. . được EU đưa ra vào năm 2019 để giải quyết các thách thức về khí hậu và môi trường. Theo đó, EU dự kiến sẽ áp thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu vào thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất tại nước sở tại. CBAM nhằm mục đích giải quyết vấn đề rò rỉ carbon khi các công ty chuyển sản xuất sang các quốc gia ngoài EU với các quy định môi trường ít nghiêm ngặt hơn để tránh phải trả chi phí cao hơn cho lượng khí thải carbon của họ, từ đó đạt được lợi thế cạnh tranh.

CBAM ban đầu sẽ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ nhiễm bẩn cao như sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro, và có khả năng mở rộng sang các sản phẩm khác. Đây là những ngành chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu, nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của EU, họ sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải” theo giá carbon hiện hành của EU. Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thí điểm CBAM vào tháng 10/2023.

“Sẽ phải có một cái giá cho carbon, vì thiên nhiên không thể nào tiếp tục trả giá được nữa” - Ursula von der Leyen, Chủ tịch ủy ban Châu Âu (EC). Không thể nào phủ nhận một cuộc chạy đua căng thẳng giữa các quốc gia về với đích “không” (net zero).

Dưới những chính sách mạnh mẽ và gây tranh cãi gần đây của Châu Âu, đã khiến thế giới có cái nhìn khác về độ cấp thiết của các chính sách liên quan đến phát thải khí nhà kính và định giá carbon trên thị trường. Châu Âu đã và đang đặt những nền móng đầu tiên cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu bằng thị trường hạn ngạch khí thải (EU ETS) và giờ là cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM), khiến những quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan buộc phải có những kế hoạch triển khai và chính sách thiết thực nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Châu Âu đang đi đầu trong những chính sách giảm khí thải carbon, nguồn: Sưu tầm

Hiện tại phạm vi của CBAM áp dụng vào 6 ngành hàng: sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Trong giai đoạn thử nghiệm này, các mặt hàng này khi nhập khẩu vào EU sẽ được yêu cầu cung cấp một báo cáo kiểm kê toàn diện bao gồm lượng phát thải trong quá trình sản xuất, vận chuyển, độ phát thải của các nguyên liệu và sản phẩm tiền thân có liên quan đến sản xuất. Tuy nhiên, dự kiến từ giờ đến trước tháng 01 2027, các mặt hàng này chưa phải trả thuế CBAM. Lưu ý rằng các mốc thời gian có thể thay đổi theo quyết định từ phía EU. Thời hạn đợt gửi dữ liệu đầu tiên dự kiến vào tháng 01 năm 2024, những dữ liệu này sau đó sẽ được phân tích để điều chỉnh chính sách của CBAM cho phù hợp. Ở những bước thử nghiệm này, thông tin cần cung cấp gồm:

  • Số lượng hàng hóa nhập khẩu trong diện chịu thuế CBAM.
  • Tổng lượng phát thải trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất của sản phẩm (nếu không có thông tin này, EU dự kiến sẽ cung cấp giá trị quy đổi phục vụ cho tính toán)
  • Những loại thuế carbon đã phải chi trả cho mặt hàng.

Một số mặt hàng bị đánh thuế CBAM, nguồn: Sưu tầm

CBAM dự kiến sẽ ảnh hưởng đến độ cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành sắt thép. Năm 2022, theo WSA, Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á về sản xuất thép thô và đứng thứ 13 Châu Á. Theo kim ngạch xuất khẩu, khu vực EU xếp thứ hai sau ASEAN với 18.37% tổng lượng xuất khẩu thép. Những công ty trong phạm vi CBAM ngoài mức thuế sẽ phải tốn thêm những chi phí theo dõi, kiểm kê lượng khí nhà kính phát thải đồng thời là chi phí xác minh báo cáo cho bên thứ 3. Những chi phí này sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp chưa thể giảm nhẹ mức phát thải. Theo nghiên cứu, một tấn thép xuất khẩu sang EU sẽ phải chịu thêm ước tính US $80 chi phí, việc này có thể khiến giá trị xuất khẩu của thép Việt Nam giảm đến 3.7%. Nhôm và xi măng xếp thứ 2 và 3 sau thép, là những ngành hàng chịu tác động lớn nhất của CBAM tại Việt Nam.

Việc giảm phát thải là tất yếu của doanh nghiệp vì những tác động đến kinh tế, xã hội và con người. Để giảm thiểu tác động của CBAM và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các công ty Việt Nam cần giảm cường độ phát thải của các sản phẩm xuất khẩu. Một cách để đạt được điều này là khử carbon trong nguồn điện. Việt Nam có tiềm năng đáng kể về điện mặt trời và gió, có thể được khai thác để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử carbon.  

Việc giảm phát thải là tất yếu của doanh nghiệp vì những tác động đến kinh tế, xã hội và con người. Để giảm thiểu tác động của CBAM và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, các công ty Việt Nam cần giảm cường độ phát thải của các sản phẩm xuất khẩu. Một cách để đạt được điều này là khử carbon trong nguồn điện. Việt Nam có tiềm năng đáng kể về điện mặt trời và gió, có thể được khai thác để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử carbon.  

Các chiến lược và giải pháp chuẩn bị cho CBAM là vô cùng quan trọng, nguồn: Sưu tầm

Không thể phủ nhận những tác động tích cực lên môi trường từ những chính sách mạnh mẽ và trực diện như CBAM, việc đánh vào những ngành hàng trên đang chịu trách nhiệm cho khoảng 14.1% lượng phát thải toàn cầu. Tuy nhiên, những chính sách này còn mới và nhiều lỗ hổng, giai đoạn thử nghiệm cần được phân tích, đánh giá một cách toàn diện thì việc triển khai chính thức mới đạt được hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực lên khía cạnh kinh tế. Hơn nữa, những nước Đông Nam Á nói riêng và các nước đang phát triển nói chung sẽ chịu nhiều áp lực từ CBAM hơn so với các nước phát triển. Việt Nam đang xây dựng những quy định và cơ sở pháp lý giảm phát thải và trung hòa carbon góp phần vào việc giảm thiểu những tác động tiêu cực này. Trên hết vẫn là Ủy ban Châu Âu (EC) và những nhà lập pháp phải tìm cách cân bằng những mặt lợi và hại của cơ chế CBAM.

Hình 1. Phạm vi áp dụng của CBAM

CBAM sẽ áp dụng đối với việc phát trải trực tiếp khí CO2 ra môi trường trong quá trình sản xuất các sản phẩm trên. Tương tự như Hệ thống mua bán khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS), cơ chế này của EU cũng yêu cầu các nhà nhập khẩu mua hạn mức carbon để trang trải lượng khí thải liên quan đến sản xuất hàng hóa nhập khẩu. Mức giá hạn ngạch phát thải hiện tại của EU là €75/ tấn.

Lộ trình áp dụng CBAM  được thể hiện ở hình bên dưới:

Hình 2. Lộ trình áp dụng CBAM

Trong giai đoạn chuyển tiếp từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 12 năm 2025, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản phí nào. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi tức năm 2025, EU sẽ đánh giá CBAM đang hoạt động như thế nào và có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn - bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp” (ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa). Sau khi được vận hành chính thức từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, nhà nhập khẩu sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn CO2 tương đương có trong sản phẩm nhập khẩu vào EU dựa trên hạn ngạch miễn phí ETS và phần trăm CBAM.

Nghĩa vụ báo cáo trong giai đoạn chuyển tiếp:

       • Giai đoạn áp dụng: từ tháng 10 năm 2023 đến hết tháng 12 năm 2025
       • Hạn nộp là 1 tháng sau khi kết thúc một quý, như vậy hạn nộp đầu tiên là cuối tháng 01 năm 2024
       • Đơn vị nhập khẩu sẽ phải nộp báo cáo CBAM gồm các thông tin sau:
                  ◽ Số lượng của từng loại hàng hóa theo đơn vị tấn hoặc MWh
                  ◽ Tổng lượng phát thải tích hợp trong hàng hóa theo loại
                  ◽ Bất kỳ giá/ thuế carbon phải trả ở nước xuất xứ đối với lượng phát thải tích hợp trong hàng hóa nhập khẩu có tính đến các khoản hoàn thuế (nếu có).

Tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam

Đối với doanh nghiệp Việt Nam có định hướng xuất khẩu, nguy cơ hiện hữu ngay trước mắt là khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh ngày càng được nâng cao. Trong bối cảnh thị trường sản phẩm có chứng nhận đang ngày càng phát triển, các đơn hàng yêu cầu tiêu chuẩn cao ngày càng nhiều, doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động tìm hiểu thông tin, cải thiện quy trình sản xuất để nhanh chóng đáp ứng được xu hướng tăng trưởng xanh, đạt được lợi thế cạnh tranh.

Mặc dù tiềm ẩn nhiều thách thức, nhưng nếu tận dụng thành công cơ hội xuất khẩu sang EU, lợi ích Việt Nam có thể nhận được khá đáng kể. Thương mại đối với công nghệ xanh và các sản phẩm bền vững đã và đang trở thành xu hướng phổ biến ở nhiều quốc gia. Xuất khẩu xanh hay chính xác hơn là việc xuất khẩu các sản phẩm có dấu chân carbon thấp hoặc sản phẩm môi trường không chỉ là tấm vé thông hành cho hàng hóa Việt Nam gia nhập thị trường EU mà góp phần gia tăng uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh các quốc gia hướng tới Net Zero vào năm 2050 đã được thông qua tại Hội nghị COP26.

TCI Việt Nam mong muốn được đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào cơ chế CBAM với các dịch vụ liên quan đến kiểm kê khí nhà kính giúp doanh nghiệp nhận biết được lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp. Là nền tảng để doanh nghiệp xác định và lập kế hoạch giảm thiểu khí nhà kính hướng tới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các quốc gia.

Hãy liên hệ với chúng tôi để bắt đầu hành trình của bạn:

Ms. Vân Phạm 

Hotline: 0931796188

Email: van.pham@tcivietnam.com

1. Trụ sở chính: Hà Nội:  Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
2. VPĐD 1, Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Q. Bình Thạnh
3. VPĐD 2, Đà Nẵng: Số 498 Bùi Trang Chước, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng.