Dệt may là ngành nghề thiết yếu, các sản phẩm ngành dệt may phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Đáp ứng các tiêu chuẩn ngành dệt may, doanh nghiệp sẽ tăng thêm uy tín và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu ngay toplist các tiêu chuẩn chứng nhận của ngành dệt may nhé!
Tiêu chuẩn RCS
Một trong những tiêu chuẩn ngành dệt may được sử dụng phổ biến hiện nay đó là RCS. Tiêu chuẩn này thường được áp dụng trong quá trình theo dõi nguyên liệu thô tái chế.
Việc áp dụng tiêu chuẩn trong chuỗi cung ứng giúp các đơn vị sản xuất xác định được lượng nguyên liệu tái chế. Thông qua tiêu chuẩn, các doanh nghiệp có thể đảm bảo với người tiêu dùng về tính minh bạch trong thành phần của sản phẩm.
Tiêu chuẩn RDS
RDS cũng là tiêu chuẩn ngành dệt may được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Đây còn được gọi là tiêu chuẩn Lông vũ trách nhiệm xã hội (Responsible Down Standard). RDS không phải là tiêu chuẩn bắt buộc nhưng lại được áp dụng phổ biến vì mang lại nhiều lợi ích. Vì ngoài bảo vệ quyền lợi vịt hay ngỗng, tiêu chuẩn còn giúp truy xuất nguồn gốc của lông vũ được sử dụng trong chuỗi cung ứng.
Tiêu chuẩn RWS
RWS được xem là một trong những công cụ hoàn hảo giúp các thương hiệu khẳng định chất lượng của các sản phẩm len. Đồng thời, những mặt hàng gắn nhãn RWS còn giúp người tiêu dùng yên tâm về sự tương ứng giữa chất lượng và giá trị sản phẩm. Đồng thời, tiêu chuẩn còn giúp các đơn vị sản xuất đảm bảo được sự uy tín vì tìm được nguồn len đáng tin cậy.
Tiêu chuẩn GRS
Trong số những tiêu chuẩn ngành dệt may được áp dụng phổ biến hiện nay có cả GRS. Đây là tiêu chuẩn giúp xác định thành phần tái chế của sản phẩm. Ngoài ra, GRS còn có ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động xã hội và môi trường vì đảm bảo hạn chế sử dụng hóa chất độc hại. Thông qua đó, điều kiện làm việc và sự an toàn trong lao động cũng được đảm bảo.
Tiêu chuẩn GOTS
GOTS là tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu được thiết lập vào năm 2006. Tiêu chuẩn giúp đảm bảo được tình trạng hữu cơ của sản phẩm dệt may. Đặc biệt, GOTS áp dụng cho cả quá trình từ lựa chọn nguyên liệu thô cho đến khâu sản xuất.
Nhờ vậy, người dùng có thể yên tâm hơn về thành phần cũng như chất lượng của sản phẩm. Do đó, GOTS cũng là tiêu chuẩn ngành dệt may được sử dụng phổ biến trên toàn cầu hiện nay.
Tiêu chuẩn OCS
OSC là tiêu chuẩn có tác dụng trong việc xác minh được hàm lượng nguyên liệu hữu cơ trong sản phẩm. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn được dùng để áp dụng cho những sản phẩm có chứa 5 – 100% hàm lượng hữu cơ.
Đồng thời, việc áp dụng tiêu chuẩn giúp các đơn vị sản xuất theo dõi được hành trình của nguyên liệu trong suốt chuỗi cung ứng. Trong đó, đối tượng mà tiêu chuẩn hướng đến chính là các doanh nghiệp cũng đơn vị sản xuất mặt hàng từ nguyên liệu hữu cơ.
Tiêu chuẩn OEKO TEX
OEKO TEX là tiêu chuẩn được thiết lập nhằm giảm thiểu lượng chất độc hại có trong các mặt hàng dệt. Để những sản phẩm của mình có thể gắn nhãn OEKO TEX, các đơn vị áp dụng cần phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra nghiêm ngặt. Hiệu lực của chứng nhận OEKO TEX là một năm. Do vậy, các doanh nghiệp cần tiến hành gia hạn khi chứng nhận hết hiệu lực nhằm duy trì và đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Tiêu chuẩn FSC
Ngoài những tiêu chuẩn ngành dệt may được đề cập trên thì FSC cũng là cái tên không nên bỏ qua. Vốn được hình thành bởi một tổ chức phi chính phủ, tiêu chuẩn có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự bền vững của hệ thống quản lý rừng. Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn giúp giảm thiểu được vấn nạn khai thác rừng trái phép. Nhờ vậy, việc bảo tồn và duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng được đảm bảo tốt hơn.
Tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 vốn là tiêu chuẩn quy định về vấn đề quản lý môi trường được xây dựng bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế. Không chỉ hạn chế được những tác động xấu, tiêu chuẩn còn nâng cao hiệu quả hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Thông qua đó, sản phẩm ngành may dệt cũng được đảm bảo chất lượng lẫn an toàn với người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 5001
Thông qua tiêu chuẩn, các đơn vị sản xuất có thể từng bước tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống quản lý năng lượng. Điều này được thực hiện thông qua việc ghi chép, xem xét, kiểm toán và phân tích.
Tiêu chuẩn BSCI
BSCI được thiết lập bởi Hiệp hội Ngoại thương (FTA) vào năm 2003. Tiêu chuẩn có ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng một diễn đàn chung. Đặc biệt, tiêu chuẩn có thể áp dụng cho hầu hết các đơn vị, tổ chức mà không phân biệt loại hình hay quy mô. Khi áp dụng trong ngành dệt may, tiêu chuẩn BSCI giúp xây dựng được môi trường làm việc lành mạnh cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động.
Tiêu chuẩn SMETA
Tiêu chuẩn cung cấp cho các đối tượng áp dụng một phương pháp đánh giá hiệu quả. Thông qua SMETA, các đơn vị có thể hạn chế được tình trạng chồng chéo trong việc đánh giá đạo đức cũng như trách nhiệm xã hội.
Tiêu chuẩn Bluesign
Khi áp dụng trong ngành may dệt, tiêu chuẩn góp phần quản lý một cách hiệu quả chất lượng cũng như tính an toàn của sản phẩm. Cụ thể, tiêu chuẩn giúp đảm bảo việc không sử dụng những chất hóa học độc hại khi sản xuất các mặt hàng dệt may.
Bài viết trên đây đã tổng hợp top các tiêu chuẩn ngành dệt may. Hy vọng đã cung cấp đến các doanh nghiệp thông tin hữu ích.
Liên hệ đào tạo tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn :
TCI VIỆT NAM
Hà Nội : Số 31/487, phố Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hồ Chí Minh : 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT : 028 22268288
Hotline : 0933096426 - 0931796188 – Ms. Vân
Email : van.pham@tcivietnam.com