Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS - Global Recycle Standard

Là thành tựu nghiên cứu phát triển mới nhất trong các tiêu chuẩn tái chế dệt may, GRS hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng. Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS bao gồm năm yêu cầu chính, được thiết kế nhằm giúp các công ty xác minh thành phần tái chế của sản phẩm. Bên cạnh đó, thông qua tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp cũng xác minh được các hoạt động xã hội, môi trường và hóa chất có trách nhiệm trong sản xuất.

Mục tiêu của tiêu chuẩn GRS

GRS - Global Recycle Standard là tiêu chuẩn tái chế toàn cầu được xây dựng dựa trên tính toàn vẹn. Mục đích thành lập tiêu chuẩn nhằm hướng tới việc xác định các yêu cầu đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất, giảm thiểu các tác động tiêu cực của hóa chất tới môi trường. GRS được áp dụng tại hơn 50 quốc gia với đối tượng là các công ty tỉa hột bông, kéo sợi, đan dệt, nhuộm in...Dưới đây là 4 mục tiêu chính mà tiêu chuẩn hướng tới:

  • Giảm tác động có hại của sản xuất đến con người và môi trường
  • Kiểm soát đầu ra và đầu vào của vật liệu tái chế
  • Giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt nhất
  • Nâng cao tính hiệu quả của các giải pháp đổi mới trong việc sử dụng nguyên vật liệu tái chế

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS bao gồm những phần nào?

Để được cấp chứng nhận GRS, các doanh nghiệp cần xác định được 4 phần chính.

Thành phần tái sinh sản phẩm và các yêu cầu chuỗi cung ứng

Theo chứng nhận GRS, trong các sản phẩm cần đạt 20% hàm lượng thành phần tái chế các sản phẩm. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu tái chế cần được xác minh trong suốt chu kỳ từ đầu vào đến thành phẩm cuối cùng.

Phần trách nhiệm xã hội

Phần trách nhiệm xã hội hướng tới người lao động. Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất các sản phẩm GRS cần được đảm bảo có môi trường làm việc tốt, được bảo vệ bởi các chính sách trách nhiệm xã hội.

Phần môi trường

Tất cả các doanh nghiệp để đạt chứng nhận GRS đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vấn đề bảo vệ môi trường. Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, theo dõi nguồn nước thải từ nhà máy tạo ra.

Phần hóa học

Liên quan đến hóa chất được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm GRS, tiêu chuẩn chỉ đưa ra quy định trong việc sử dụng và quản lý trong quá trình sản xuất, không áp dụng cho toàn bộ cơ sở. Hóa chất sử dụng cần đảm bảo không gây ra tác hại cho con người, đặc biệt là công nhân và môi trường. 

Một khi đạt chứng nhận tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích to lớn. Như là có cơ hội gia nhập thị trường quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hình ảnh, thương hiệu...Không những thế, khi có chứng nhận GRS còn giúp sản phẩm của doanh nghiệp được công nhận trên toàn cầu. 

Liên hệ đào tạo tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn :

TCI VIỆT NAM

Hà Nội : Số 31/487, phố Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Hồ Chí Minh : 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

ĐT : 028 22268288

Hotline : 0933096426 - 0931796188 – Ms. Vân

Email : van.pham@tcivietnam.com