Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn RDS ra đời nhằm đảm bảo về tính nhân đạo trong quá trình sử dụng lông vũ từ vịt, ngỗng,...cùng như kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Khi có chứng nhận này, doanh nghiệp dệt may sẽ đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu mặt hàng của mình ra nước ngoài. Vậy bạn biết gì về RDS và nội dung chính của bộ tiêu chuẩn được xây dựng như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tiêu chuẩn RDS là gì?
Được biết đến với tên gọi khác là tiêu chuẩn lông vũ có trách nhiệm xã hội, RDS là một chứng nhận tự nguyện, không bị ràng buộc bởi Luật Pháp. Đối với RDS, những doanh nghiệp dệt may thực hiện đúng và tốt các tiêu chí đề ra sẽ được biểu dương, tạo nên một bước phát triển không nhỏ về thương hiệu và uy tín trên thị trường thế giới. Điều này tạo được niềm tin và đảm bảo cho mọi khách hàng về một sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng nhất.
Nội dung của bộ tiêu chuẩn RDS
Nếu có nguyện vọng được cung cấp tiêu chuẩn lông vũ có trách nhiệm xã hội, nhà tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn RDS chuyên nghiệp sẽ đưa ra các phương pháp để đáp ứng đầy đủ các quy định đặt ra, bao gồm:
- Đối xử, điều trị y tế phù hợp và có một môi trường ổn định để chăm sóc vật nuôi kể từ thời điểm ấp trứng đến khi giết mổ.
- Từng giai đoạn của chuỗi cung ứng phải được kiểm soát nghiêm ngặt từ bên thứ ba. Tự động cung cấp các hồ sơ thu mua hợp lý cho bên chứng nhận RDS.
- Nhà tư vấn chứng nhận giải thích kỹ càng cho doanh nghiệp biết được những điểm khác biệt giữa sản phẩm được chứng nhận RDS và không được chứng nhận RDS.
- Nghiêm cấm các hành vi trái nhân đạo đối với động vật.
- Mọi sản phẩm đều phải có đủ các tiêu chí đề ra mới được cấp nhãn RDS. Các mặt hàng này được theo dõi trong quá trình sản xuất và di chuyển tách biệt với những sản phẩm khác.
Quá trình đánh giá của bên chứng nhận RDS
Quá trình đánh giá được lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp cho những mặt hàng xuất ra trên thị trường đảm bảo được chất lượng tối ưu nhất có thể.
- Đánh giá tại chỗ để đưa ra báo cáo đánh giá cuối cùng bằng cách cử đoàn đánh giá đến thăm nơi sản xuất, thực hiện các cuộc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp với nhân viên và công nhân.
- Gửi báo cáo đến bên chứng nhận và chờ đợi kết quả. Mỗi chứng nhận liên quan đến 2 người là thanh tra viên và người chứng nhận, đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho mọi doanh nghiệp
Đặc biệt, bên tổ chức chứng nhận còn tổ chức các buổi kiểm tra sức khỏe của động vật, kiểm soát khắt khe quy trình chăn nuôi cũng như các khâu vận chuyển sản phẩm. Bất cứ bằng chứng nào phát hiện việc sức khỏe động vật có vấn đề, ép ăn hay nhổ lông khi còn sống đều bị đánh trượt và không được cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra, bên tổ chức còn kiểm tra các vật liệu dán nhãn RDS như lông vũ, áo khoác,... rời nơi nhà máy sản xuất để đảm bảo nguồn gốc được xác định đúng đắn, xác thực.
Trên đây là tất tần tật những điều bạn cần biết về chứng nhận tiêu chuẩn RDS cho doanh nghiệp của mình. Chắc chắn rằng, với các kiến thức này, bạn sẽ dễ dàng tìm được một nhà tư vấn chứng nhận có kinh nghiệm, cải thiện và đào tạo nhân lực một cách bài bản để đáp ứng mọi tiêu chuẩn đề ra của RDS.
Liên hệ tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn :
TCI VIỆT NAM
Hà Nội : Số 31/487, phố Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hồ Chí Minh : 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT : 028 22268288
Hotline : 0931796188 – Ms. Vân
Email : van.pham@tcivietnam.com