Mục tiêu, đối tượng áp dụng và quy trình tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn GRS

Tiêu chuẩn GRS được hiểu là tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện, tiêu chuẩn được thành lập ra để chứng nhận với bên thứ ba về thành phần tái chế, các chuỗi hành trình và hạn chế hóa chất khi sản xuất. Nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động về tái chế, cần hiểu và tư vấn kỹ càng về tiêu chuẩn này thì bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu chính xác về GRS. Hãy cùng tham khảo ngay bên dưới .

Mục tiêu và đối tượng áp dụng tiêu chuẩn GRS là gì ?

GRS hay còn được gọi là tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS, có tên gọi tiếng Anh là Global Recycled Standard. Cụ thể, tiêu chuẩn này được hiểu một cách ngắn gọn là chứng nhận với bên thứ ba về thành phần tái chế, chuỗi hành trình, hoạt động môi trường và hóa chất khi doanh nghiệp sản xuất hàng tái chế. Trong đó, GRS sẽ hướng tới mục tiêu và đối tượng áp dụng như sau :

Về mục tiêu 

Về mục tiêu chính của tiêu chuẩn GRS chính là mang đến được khả năng sắp xếp các định nghĩa trên nhiều các ứng dụng khác nhau tới doanh nghiệp tái chế. Đồng thời, theo dõi nguyên liệu đầu vào trước khi tái chế, cung cấp cho khách hàng là các thương hiệu và người tiêu dùng công cụ quyết định sáng suốt. Khi doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn sẽ được hỗ trợ giảm tác động có hại trong khâu sản xuất, đây là khâu liên quan trực tiếp đến con người và môi trường xung quanh.

Về đối tượng áp dụng

Đối tượng mà tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS áp dụng chính là các công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tái chế trên toàn cầu. Đồng thời tiêu chuẩn còn áp dụng vào các công đoạn chế biến, sản xuất, đóng gói, dán nhãn hay kinh doanh hoặc phân phối sản phẩm mà trong đó thành phần có chứa tối thiểu 20% vật liệu tái chế. 

Bên cạnh đó, đối tượng áp dụng mà GRS hướng tới còn là các chuỗi cung ứng, xác định địa chỉ, nguồn gốc, các nguyên tắc về môi trường, yêu cầu xã hội mà doanh nghiệp cần thực hiện. Các đối tượng được tiêu chuẩn áp dụng không chỉ dành riêng trong ngành phát triển công nghệ dệt mà có thể áp dụng ở bất kỳ ngành công nghiệp nào. 

Quy trình tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn GRS diễn ra như thế nào ?

Tại các đơn vị có dịch vụ tư vấn chứng nhận về GRS sẽ luôn được thực hiện theo các quy trình chung, nhằm đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Trong đó quy trình sẽ được thực hiện như sau :

Bước 1: AHEAD tiến hành khảo sát và phân tích tình trạng thực tế trong hoạt động, quá trình của công ty/ doanh nghiệp so với các yêu cầu mà GRS đưa ra. Nếu chưa được chính xác, các đơn vị tư vấn sẽ đề xuất các biện pháp cải thiện, cải tiến hơn để làm sao đáp ứng được các yêu cầu kiểm soát, vận hành hệ thống được phù hợp nhất.

Bước 2: xây dựng hoạt động cụ thể và đề cử ra người lãnh đạo cấp cao có khả năng chịu trách nhiệm khi thực hiện theo GRS.

Bước 3: Giới thiệu các Ban lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp/ công ty để nhận thức rõ về tiêu chuẩn này.

Bước 4: Đào tạo, kiểm soát, tư vấn hướng dẫn nhân viên làm theo yêu cầu. 

Bước 5: Hoàn thiện, rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các loại tài liệu phù hợp.

Bước 6: Tiến hành hướng dẫn, hoàn thiện, cải tiến hệ thống quản trị GRS và trực tiếp đánh giá. 

Như vậy, để tiến hành một quy trình đạt  tiêu chuẩn GRS các doanh nghiệp cần có cho mình nhà tư vấn phù hợp, đồng thời thay đổi quy trình làm việc để phù hợp với các tiêu chuẩn thế giới quy định. Khi đã có được tiêu chuẩn quốc tế, việc quảng bá thương hiệu và mang đến niềm tin cho khách hàng là điều dễ dàng, hãy thay đổi doanh nghiệp để gia nhập thị trường thế giới. 

Liên hệ tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn :

TCI VIỆT NAM

Hà Nội : Số 31/487, phố Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Hồ Chí Minh : 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

ĐT : 028 22268288

Hotline : 0931796188 – Ms. Vân

Email : van.pham@tcivietnam.com