ISO 22716:2007 – HƯỚNG ĐẾN MỘT NGÀNH MỸ PHẨM AN TOÀN CHO SỨC KHỎE

Trong bối cảnh ngành công nghiệp mỹ phẩm luôn bị giám sát chặt chẽ, với nhiều vấn đề phát sinh như việc công bố thông tin sai lệch, sản phẩm cũ, quá hạn sử dụng, tồn đọng các thành phần nguyên liệu độc hại như chì, formaldehyde, v.v…, việc ra đời tiêu chuẩn quốc tế nhằm quản lý tốt việc vận hành chuỗi cung ứng để đạt được chất lượng sản phẩm mỹ phẩm tốt nhất là một yêu cầu cấp thiết.

ISO 22716:2007 được biết đến với tên đầy đủ là Cosmetics — Good Manufacturing Practices (GMP) — Guidelines on Good Manufacturing Practices, là tiêu chuẩn quốc tế về thực hành sản xuất tốt (GMP) trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm. Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về sản xuất, kiểm soát, bảo quản, đóng gói, ghi nhãn, vận chuyển và phân phối các sản phẩm mỹ phẩm. Tuy nhiên, nó không bao gồm các hoạt động nghiên cứu và thương mại.

ISO 22716 đảm bảo nâng cao sự an toàn của các sản phẩm mỹ phẩm thông qua việc tuân thủ chặt chẽ các quy trình GMP trên chuỗi cung ứng. Nó cũng đảm bảo việc quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất và vận chuyển mỹ phẩm. Đồng thời, nó đưa ra những lời khuyên có tổ chức và thiết thực về quản lý các nhân tố con người, kỹ thuật và hành chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

ISO 22716 – Một hành trình an toàn cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22716:2007 mô tả những nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng GMP trong một cơ sở sản xuất các thành phẩm mỹ phẩm. Nó cho phép tổ chức quản lý chặt chẽ hơn các yêu cầu về chất lượng và an toàn trong chuỗi cung ứng của mình. ISO 22716 còn giúp doanh nghiệp kiểm soát những mối nguy và rủi ro liên quan đến các sản phẩm mỹ phẩm, đảm bảo việc cải tiến liên tục chất lượng của tổ chức. Chúng ta có thể áp dụng ISO 22716 một cách dễ dàng ở tất cả các tổ chức có quy mô và độ phức tạp khác nhau, trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế, cũng như đáp ứng việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

Nội dung hướng dẫn ISO 22716 được đề cập qua các yêu cầu về:

  • Nhân sự hoặc nhân viên
  • Hợp đồng / thầu phụ 
  • Quản lý nguyên vật liệu 
  • Cơ sở vật chất, nhà cửa, mặt bằng 
  • Kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm 
  • Kiểm soát sản xuất  
  • Đóng gói và dán nhãn 
  • Bảo quản 
  • Phân phối 
  • Tài liệu 
  • Khiếu nại và thu hồi 
  • Đánh giá nội bộ

ISO 22716 cũng được sắp xếp để phù hợp với các hệ thống quản lý hiện tại. Ví dụ như ISO 9001. Nó đề cập tới việc quản lý chất lượng của sản phẩm mỹ phẩm đối với khách hàng, trách nhiệm giải trình và truy xuất nguồn gốc trong các giai đoạn sản xuất và phân phối sản phẩm, bao gồm tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng mỹ phẩm.

Nó tập trung vào sự an toàn và chất lượng của sản phẩm, cũng như tác động của sản phẩm đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà cung cấp và chủ sở hữu thương hiệu. Tuy nhiên, nó không liên quan đến các khía cạnh an toàn cho việc bảo vệ môi trường hoặc sự an toàn của nhân viên tham gia vào nhà máy.

DOANH NGHIỆP CẦN ÁP DỤNG ISO 22716:2007 ĐỂ LÀM GÌ?

Theo Chỉ thị về Mỹ phẩm của Liên minh Châu Âu, mỹ phẩm là bất kỳ chất, hỗn hợp hoặc chế phẩm nào được dùng để tiếp xúc với:

  • Các bộ phận bên ngoài của cơ thể con người, chẳng hạn như hệ thống tóc, môi, biểu bì, móng tay và các cơ quan sinh dục ngoài.
  • Răng và màng nhầy của khoang miệng.

ISO 22716 phục vụ như một hướng dẫn về cách một doanh nghiệp có thể cam kết sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng và an toàn.

Tiêu chuẩn ISO 22716 là tiêu chuẩn tự nguyện. Tuy nhiên, một số quốc gia yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 22716 để hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước. 

Hiện tại, ISO 22716:2007 là phiên bản mới nhất và có giá trị công nhận quốc tế. Tương tự các tiêu chuẩn ISO khác, chứng nhận ISO 22716 có hiệu lực sử dụng trong vòng 3 năm. Do vậy, để duy trì chứng nhận GMP mỹ phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục tái đánh giá mỗi năm một lần để duy trì chứng nhận.

Ngoài ra, chính vì lý do ISO 22716 chỉ quản lý, kiểm soát mối nguy liên quan đến sản phẩm mà không tập trung đến các vấn đề khác như an toàn lao động, chăm sóc khách hàng,v.v... nên doanh nghiệp có thể cân nhắc tích hợp đồng thời các chứng nhận dưới đây để tối ưu hệ thống. 

  • ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng;
  • ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
  • CFS - Chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do;
  • ISO 45001 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp;
  • Chứng nhận HACCP - Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.

TCI tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm định các tiêu chuẩn quốc tế.

Được hình thành và phát triển qua hơn 10 năm, đồng hành cùng hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp Việt Nam và thế giới. Là đối tác nhiều năm phối hợp với các đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ;  Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. 

Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi. Chúng tôi thấu hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào và làm sao để duy trì nó một cách bền vững.

Để có cơ sở tính phí và gửi tài liệu tham khảo, anh chị hỗ trợ hoàn thành file này giúp em. Em cảm ơn nhiều ạ. 

Application form - TCI VIỆT NAM.  

https://forms.gle/kuhne9Qf2xbYesuH6

LIÊN HỆ VỚI #TCI_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Ms. Vân Phạm

#Hotline: 0931796188

#Email: van.pham@tcivietnam.com

Ms. Lan Anh

#Hotline: 0824 647 279

#Email: anh.nguyen@tcivietnam.com

#Văn_Phòng_TCI_Việt_Nam

=> Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

=> Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

=> Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.