Dịch vụ tư vấn CMMI là làm gì? Đánh giá chứng nhận CMMI làm sao?

"CMMI có thể giúp được gì cho doanh nghiệp của tôi không?" Đó là câu hỏi mà nhiều nhà quản lý và chủ doanh nghiệp quan tâm để tìm ra cách tiếp cận để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng phần mềm phù hợp với văn hóa, năng lực, mục tiêu kinh doanh, cải thiện lợi ích. cạnh tranh, chứng nhận trưởng thành theo CMMI.

Để biết chi tiết về giá trị mà CMMI có thể mang lại, chúng ta cần tìm hiểu chi tiết về nó trước khi chúng ta tìm thấy câu trả lời cho bạn.

1) CMMI là gì?

CMMI được viết tắc của (Capability Maturity Model Integration) được phát triển tại Viện Kỹ Nghệ Phần Mềm của Mỹ (Viện SEI – nay đổi thành Viện CMMI) tại trường Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh. CMMI là mô hình năng lực trưởng thành tích hợp cung cấp một định nghĩa rõ ràng về những hành động cần được doanh nghiệp xúc tiến để nâng cao năng suất hoạt động. Với năm “Mức trưởng thành” hoặc ba “Mức năng lực”, CMMI xác định những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng nên hệ thống có thể sản xuất ra những sản phẩm tốt, hoặc cung cấp dịch vụ tốt.

 

CMMI giúp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi:

 

  • Làm sao để biết được chúng ta đang có gì vượt trội?
  • Làm sao để biết được rằng chúng ta đang phát triển?
  • Làm sao để biết được các chu trình của hệ thống quản lý đang vận hành tốt?
  • Làm sao để biết được các các hạn chế trong hệ thống quản lý cần thay đổi cho phù hợp với thực tiển?
  • Làm sao để biết được sản phẩm tạo ra có thể tốt hơn hay không?

Mô hình CMMI còn giúp doanh nghiệp có thể nhận diện và đạt được các mục tiêu kinh doanh, tạo ra những sản phẩm tốt hơn, làm hài lòng khách hàng hơn và bảo đảm rằng doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả nhất có thể. Mỗi vùng quy trình được xây dựng phù hợp với văn hóa, con người, mục tiêu kinh doanh và các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. CMMI không chỉ đơn giản là một quy trình, nó là một quyển sách về “những gì cần làm” chứ không phải là quyển sách về việc “nên làm thế nào”, qua đó CMMI không hề mách nước cho doanh nghiệp là nên làm thế nào. Một cách chính xác hơn, CMMI giúp doanh nghiệp nhận diện các hoạt động cần được xúc tiến. Vì vậy, giải thích cho câu hỏi CMMI là gì? CMMI được định nghĩa là “mô hình hoạt động” hoặc “mô hình quy trình”.

 

2) Lịch sử hình thành

 

Mô hình CMMI được phát triển bởi Viện Kỹ Nghệ SEI tại trường Đại học Carnegie Mellon Hoa Kỳ, hiện nay được vận hành và duy trì bởi Viện CMMI, một đơn vị hoạt động của trường Đại học Carnegie Mellon. CMMI là sự kế thừa của mô hình phần mềm CMM (hay còn gọi là SW-CMM) CMMI có nhiều loại, vì thế được gọi là mô hình “tích hợp”, bao gồm CMMI cho Sự phát triển (CMMI-Dev), CMMI cho các ngành dịch vụ (CMMI-SV), và CMMI cho các ngành thu mua (CMMI-ACQ). Ba loại hình này cùng có chung một bộ quy trình chính yếu gồm 16 vùng quy trình.

 

CMMI-Dev được các doanh nghiệp phát triển phần mềm trên thị trường theo đuổi nhiều nhất.

 

3) Đánh giá CMMI

 

Phương pháp đánh giá CMMI tiêu chuẩn cho việc cải tiến quy trình (The Standard CMMI Appraisal Method for Process Improvement – SCAMPI) là phương pháp mà Đánh giá trưởng được Viện CMMI ủy quyền sẽ thực hiện giúp doanh nghiệp đạt được “CMMI ở một mức độ mong muốn”. Có ba loại đánh giá khác nhau, được phân theo “cấp”, đó là:

 

  • SCAMPI A: là phương pháp đánh giá duy nhất giúp chấm điểm để doanh nghiệp đạt được chứng chỉ mức độ trưởng thành hoặc mức độ năng lực
  • SCAMPI B: Thực hiện như hạng mục xem xét mức độ chấp hành của doanh nghiệp hoặc đánh giá thử
  • SCAMPI C: Thường được xem như là hạng mục “Phân tích thực trạng”, hoặc là một công cụ để thu thập thông tin

Kết quả đánh giá SCAMPI A sẽ được đăng lên trang web Viện CMMI “PARS” và bất cứ ai cũng có thể truy cập và kiểm tra.

 

4) Kiến trúc CMMI

 

CMMI-Dev có 22 vùng quy trình trong khi CMMI cho các dịch vụ có đến 24 vùng quy trình. CMMI có thể được sử dụng theo sự mô tả “giai đoạn” hoặc “tiếp diễn”. Sự mô tả giai đoạn, nhóm các vùng quy trình lại thành 05 “mức độ trưởng thành” là sự lựa chọn phổ biến nhất, tuy nhiên một doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn vùng quy trình phù hợp với họ nhất và hoạt động dựa trên sự mô tả “tiếp diễn”.

 

Không có sự khác biệt nào về nội dung giữa hai mô tả này. Khi chọn mô tả “giai đoạn”, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một mẫu các vùng quy trình được xác định từ trước và được thực hiện nhằm đạt được “Mức độ trưởng thành”. Khi chọn mô tả “tiếp diễn”, doanh nghiệp chọn các vùng quy trình phù hợp để cải tiến các vùng đặc biệt của họ. Trong giai đoạn mô tả “tiếp diễn” được sắp xếp theo “loại”.

 

Các vùng quy trình của CMMI bao gồm “Các mục tiêu cụ thể – Specific Goals (SGs)” và “Các phương pháp thực thi cụ thể – Specific Practices (SPs)”. Các phương pháp thực thi giúp doanh nghiệp xác định các hoạt động cần xúc tiến cho dự án và cho chính doanh nghiệp.

 

Ngoài ra, có 12 “Phương pháp thực thi chung – Generic Practices (GPs)” hướng doanh nghiệp đến sự ưu việt, bao gồm các hoạt động như lên kế hoạch, đào tạo, đo lường chất lượng, giám sự vận hành của quy trình, và đánh giá sự tuân thủ.

 

5) Tiến trình triển khai CMMI ở doanh nghiệp

 

Tiến trình triển khai CMMI của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tuỳ thuộc năng lực và chu trình hiện có của doanh nghiệp. Tuy nhiên thông thường tiến trình sẽ được thực hiện nhu sau:

 

  • Bước 1: Đào tạo nhận thức về CMMI
  • Bước 2: Phân tích thực trạng, hay còn gọi là Đánh giá “SCAMPI C”. Bước này sẽ giúp doanh nghiệp phân tích được phạm vi CMMI, xem xét một cách kỹ lưỡng và đưa ra các khuyến nghị khi nhận diện toàn diện các điểm yếu
  • Bước 3: Đào tạo chính quy CMMI cho đội ngũ tham gia xây dựng quy trình
  • Bước 4: Xây dựng quy trình, các biểu mẫu, hướng dẫn, chính sách, bảng mô tả công việc,… phù hợp với thực tiển.
  • Bước 5: Ban hành quy trình và tiến hành đào tạo nội bộ
  • Bước 6: Áp dụng vào dự án mẫu và tiến hành xem xém và tinh chỉnh quy trình (nếu thấy cần thiết)
  • Bước 7: Tiến hành đánh giá thử (SCAMPI B)
  • Bước 8: Đánh giá chính thức và lấy chứng chỉ (SCAMPI A)

Các bước trên áp dụng cho doanh nghiệp lần đầu triển khai CMMI và đánh giá mức trưởng thành. Những lần đánh giá kế tiếp trong tương lai thì số bước được xem xét sao cho phù hợp và chỉ tập trung nhiều nguồn lực cho bước 7 và bước 8.

TCI Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng hệ thống phát triển phần mềm và tư vấn đánh giá lấy chứng chỉ CMMI.

Để được tư vấn thêm về các dịch vụcủa TCI Việt Nam, bạn hãy gọi hoặc email đến:

TCI Vietnam Ltd.

Address: Room No.31, Alley 487, Kim Nguu Street, Hai Ba Trung District, Hanoi, Vietnam.

Telephone: +84 28 2226 8288

Cell Phone: +84 933 09 6426

Email: van.pham@tcivietnam.com

Hanoi Office: Room 1407, Building 15T2, No.18, Tam Trinh Street, Hanoi, Vietnam
Da Nang Office: Sunrise Building - No 25, 2/9 Street, Hai Chau District, Da Nang City, Vietnam

Ho Chi Minh Office 1: Room M003C, Phu Nhuan Building, No.20, Hoang Minh Giam Street, Ward 9, Phu Nhuan District.
HCM Office 2: 8E (8/29) Hoang Hoa Tham Street, Ward 7, Binh Thanh District, HCMC.

Web:  www.tcivietnam.com