TƯ VẤN DỊCH VỤ ĐO ĐẠC PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

TƯ VẤN DỊCH VỤ ĐO ĐẠC PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

Ngày nay, hiện tượng ấm lên toàn cầu đã làm tăng nhiệt độ trung bình thế giới lên 1.1 độ C so với cuối thế kỷ 19. Nhiệt độ toàn cầu tăng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao, xâm nhập mặn, tổn hại hệ sinh thái và những tác động xấu đến nông nghiệp. Để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, 196 quốc gia/vùng lãnh thổ đã cùng ký vào Thỏa thuận chung Paris (Paris Agreement 2015). Qua đó, họ cam kết theo đuổi những nỗ lực để duy trì nhiệt độ ấm lên toàn cầu dưới 1.5 độ C.

Để thực hiện cam kết này, các chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp toàn cầu cần theo đuổi mục tiêu giảm thiểu và bù đắp lượng phát thải khí nhà kính của mình. Đo lường lượng phát thải là bước quan trọng đầu tiên để hiểu và kiểm soát lượng khí thải từ các hoạt động của tổ chức.

TÌM HIỂU VỀ KHÍ NHÀ KÍNH (GHG – GREEN HOUSE GAS)

Khí nhà kính (GHG) làm tăng nhiệt độ toàn cầu bằng cách giữ lại nhiệt từ mặt trời trong khí quyển, dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Hãy tưởng tượng khí nhà kính như lớp màng bao phủ hành tinh của chúng ta. Chúng giữ lại nhiệt thay vì phản xạ nhiệt ra ngoài khí quyển.

Các khí nhà kính phổ biến bao gồm:

  • Cacbon đioxit (CO2)
  • Metan (CH4)
  • Nitơ oxit (N2O)
  • Các khí flo hóa (fluorinated gases) như CFCs, HFCs, HCFCs, PFCs, và SF6

Phát thải khí nhà kính GHG không chỉ bao gồm CO2 mà còn nhiều loại khí khác. Mỗi loại khí này có tác động khác nhau đối với sự ấm lên toàn cầu. Để dễ dàng so sánh tác động của các loại khí nhà kính khác nhau, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) sử dụng chỉ số Tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP).

Chỉ số GWP đo lường lượng năng lượng mà một tấn khí nhà kính sẽ hấp thụ trong một khoảng thời gian nhất định có tỷ lệ bao nhiêu so với một tấn CO2 được dùng làm tham chiếu. GWP càng cao càng làm Trái đất ấm lên nhiều hơn so với CO2 trong cùng khoảng thời gian.

Sử dụng chỉ số GWP, các loại khí nhà kính khác ngoài CO2 có thể được tính theo lượng CO2 tương đương, hay còn gọi là CO2e (CO2-equivalent). Ví dụ: chỉ số GWP của khí metan (CH4) là 28. Như vậy, 1 tấn CH4 có tác động tương đương 28 tấn CO2, hay 1 tấn CH4 = 28 tấn CO2e.

Với hai chỉ số GWP và CO2e, doanh nghiệp khi đó có thể tính toán phát thải bởi nhiều khí nhà kính khác nhau bằng 1 đơn vị chung đó là CO2e.

PHÂN LOẠI PHẠM VI NGUỒN PHÁT THẢI GHG:

Ngoài ra, để đạt được sự chính xác và minh bạch trong việc đo lường, tổ chức cần phân tích các nguồn phát thải theo các phạm vi được quy định bởi GHG Protocol. Đây là một bộ tiêu chuẩn toàn cầu được thiết kế để đo lường, quản lý và báo cáo phát thải khí nhà kính. Được phát triển bởi Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển bền vững (WBCSD), GHG Protocol cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách xác định và phân loại các nguồn phát thải. Theo đó, các nguồn phát thải khí nhà kính được chia làm 3 phạm vi (Scope) như sau:

Scope 1: Phát thải trực tiếp từ các nguồn sở hữu

Phạm vi phát thải 1: bao gồm các phát thải khí nhà kính trực tiếp từ các nguồn thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của tổ chức. Ví dụ bao gồm: khí thải từ các lò đốt nhiên liệu, xe hoặc thiết bị công nghiệp. Đây là những phát thải mà tổ chức có quyền kiểm soát.

Scope 2: Phát thải gián tiếp từ tiêu thụ năng lượng

Phạm vi phát thải 2: liên quan đến các phát thải gián tiếp từ tiêu thụ năng lượng. Ví dụ bao gồm: điện, hơi nước và nhiệt được mua từ bên ngoài. Mặc dù không trực tiếp phát thải khi sử dụng năng lượng, việc tiêu thụ năng lượng có liên quan đến phát thải trong quá trình sản xuất năng lượng của các nhà máy.

Scope 3: Phát thải gián tiếp khác từ chuỗi cung ứng và dịch vụ

Phạm vi phát thải 3: bao gồm tất cả các phát thải gián tiếp khác không thuộc phạm vi 1 và 2. Nguồn phát thải này phát sinh từ toàn bộ chuỗi cung ứng và dịch vụ liên quan đến hoạt động của tổ chức. Điều này bao gồm phát thải từ vận chuyển hàng hóa, quản lý chất thải, và hoạt động của nhà cung cấp.

Phạm vi phát thải 3 được chia thành 2 giai đoạn: Upstream (phát thải trong quá trình tạo thành phẩm) và Downstream (phát thải trong quá trình phân phối và sử dụng thành phẩm). Chúng phân loại các nguồn phát thải gián tiếp theo vị trí trong chuỗi giá trị.

GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CO2 TRONG TƯƠNG LAI

Để giảm phát thải khí CO2 hiệu quả, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, hiệu quả và phù hợp tình hình. Trong một loạt các giải pháp đó, có ba giải pháp được đánh giá là điểm sáng trong hành trình Net Zero của tương lai là:

1. Phát triển năng lượng sạch: là một trong những giải pháp quan trọng nhất để giảm phát thải khí CO2 và ứng phó với biến đổi khí hậu. Năng lượng sạch là các nguồn năng lượng không thải

2. Tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả: Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sự hợp nhất trong thị trường trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả. Việc tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả cũng là một phần quan trọng của chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp giảm chi phí mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3. Thu hồi và lưu trữ carbon: Thị trường kỳ vọng về việc thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) đang tăng lên khi các chính phủ và doanh nghiệp ngày càng tìm kiếm các giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính. CCS là một công nghệ có thể loại bỏ khí CO2 từ khí quyển và lưu trữ chúng dưới lòng đất.

MỤC TIÊU GIẢM PHÁT THẢI, HƯỚNG TỚI NET ZERO TOÀN CẦU

Sự cam kết và hành động nhằm mục tiêu giảm phát thải, hướng tới Net Zero đang trở thành một xu hướng toàn cầu, từ các quốc gia lớn đến các doanh nghiệp nhỏ lẻ trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Mặc dù tiến độ khác nhau giữa các khu vực và lĩnh vực, việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi xanh đang dần được thực hiện với quyết tâm và sự chú trọng ngày càng cao.

Để đạt được mục tiêu Net Zero, cần sự phối hợp đồng bộ từ các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Sự nỗ lực không ngừng của tất cả các bên sẽ quyết định thành công của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

TCI tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn kiểm định, cấp chứng nhận quốc tế theo định hướng Net Zero và phát triển bền vững toàn cầu.

Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi. Chúng tôi hiểu hơn ai hết bạn cần chuẩn bị những gì cho hành trình phát triển bền vững và đạt được mục tiêu Net Zero của mình.

Được hình thành và phát triển qua hơn 10 năm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn kiểm định và cấp chứng nhận quốc tế, đồng hành cùng hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp Việt Nam và thế giới. Là đối tác nhiều năm phối hợp với các đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ. Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi. Chúng tôi thấu hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào và làm sao để duy trì nó một cách bền vững.

Đến với TCI, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt với:

  • Các dịch vụ được thực hiện chuyên nghiệp.
  • Đào tạo, tư vấn bằng phương pháp trực quan sinh động, cụ thể, dễ hiểu.
  • Hệ thống được xây dựng nhanh chóng, thuận tiện, dễ áp dụng và vận hành sau chứng nhận.
  • Tài liệu, biểu mẫu tối giản, tăng cường hiệu quả áp dụng.
  • Các chuyên gia Đánh giá có trình độ, năng lực & nhiều kinh nghiệm thực tế.
  • Có báo cáo chính xác về tình hình của hệ thống quản lý để đề ra các biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý của đơn vị.
  • Tiết kiệm chi phí tối đa với những gói hỗ trợ từ chính phủ.

 

Quý khách cần báo giá dịch vụ? Vui lòng truy cập theo đường link:

https://forms.gle/kuhne9Qf2xbYesuH6

 

LIÊN HỆ VỚI #TCI_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Ms. Vân Phạm

#Hotline: 0931796188

#Email: van.pham@tcivietnam.com

#Văn_Phòng_TCI_Việt_Nam

=> Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

=> Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

=> Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.