ISO 14001 - TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

ISO 14001

TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Được phát triển từ Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), ISO 14001 đã trở thành chứng nhận quan trọng về hệ thống quản lý môi trường toàn cầu. Mục tiêu của việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo tiêu chuẩn ISO 14001 là nhằm đáp ứng với sự phát triển của xu hướng bảo vệ môi trường hiện tại và nhu cầu phát triển kinh tế - thương mại quốc tế để ứng phó với các vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường, thiệt hại sinh thái, suy giảm tầng ozone, sự nóng lên toàn cầu, sự biến mất đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường lớn khác đang ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sự tồn tại và phát triển trong tương lai của nhân loại.

Về cơ bản, tiêu chuẩn ISO14001 là một tập hợp các tiêu chuẩn có tính chất quản lý. Đó là sự kết tinh của kinh nghiệm quản lý môi trường ở các nước công nghiệp phát triển, cũng như căn cứ tình hình của các quốc gia khác nhau được tính đến khi xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, để giúp cho ISO 14001 trở nên thống nhất và được áp dụng phổ biến trên toàn cầu.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TIÊU CHUẨN ISO 14001

Các vấn đề môi trường là một chủ đề được đưa ra tranh luận từ hàng trăm năm trước. Và nhắc tới lịch sử hình thành ISO 14001, chúng ta hãy cùng quay trở lại thế kỷ XIV, khi Quốc hội Anh thông qua Luật hạn chế mùi từ sông Thames. Nhưng cho đến thế kỷ XVIII và XIX, mới nổi lên những cuộc phản đối rầm rộ của công chúng vì khói ô nhiễm bốc ra từ các nhà máy đốt than và hoạt động sản xuất dầu khí. Đây được xem là khởi đầu cho phong trào môi trường trên thế giới. Những tranh luận về các vấn đề môi trường được thể hiện rõ ràng hơn vào những năm 1970.

Để đáp ứng các quy định của pháp luật cũng như sự mong đợi của cộng đồng, một số ngành công nghiệp đã thông qua các quy tắc tự nguyện về ửng xử với môi trường và các chương trình đánh giá môi trường để tạo nền tảng cho các hệ thống quản lý môi trường. Khi cả các công ty châu Âu và Mỹ bắt đầu chính thức hóa các phương pháp tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm và áp dụng việc đánh giá tự nguyện, nhu cầu về việc chuẩn hóa các thủ tục môi trường ngày càng được kỳ vọng nhiều hơn.

Năm 1987, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới của Liên Hợp Quốc (được gọi là “Ủy ban Brundtland”) đã xuất bản một báo cáo có tên “Tương lai chung của chúng ta”. Trong báo cáo này, lần đầu tiên thuật ngữ “phát triển bền vững” được sử dụng. Báo cáo này kêu gọi các ngành nên phát triển các hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả.

Năm 1992, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) đã được tổ chức tại Rio De Janeiro để đáp lại sự ủng hộ từ hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới. Từ đây, đã ra đời một loạt các tiêu chuẩn quốc gia về quản lý môi trường, có thể kể đến như Tiêu chuẩn Anh BS7750, Tiêu chuẩn Pháp AFNOR X30-200.

Năm 1993, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Quy chế Đánh giá và Quản lý Sinh thái (1836/93/EC) đưa ra quy định về việc quản lý và kiểm soát môi trường. Cùng thời gian này, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO đã thành lập một ủy ban kỹ thuật mới được gọi là TC 207 để phát triển một tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường quốc tế, cùng với các tiêu chuẩn khác về các công cụ và kỹ thuật quản lý môi trường.

Năm 1996, tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đã được thông qua và xuất bản. ISO 14001 hỗ trợ các tiêu chuẩn hướng dẫn ISO về đánh giá hoạt động môi trường, dán nhãn môi trường và đánh giá các tác động môi trường. ISO 14001 được ca ngợi là tiêu chuẩn môi trường thành công nhất trên thế giới, và tính đến năm 2012, đã có 300.000 tổ chức được chứng nhận trên 171 quốc gia, bao gồm một loạt các công ty nổi tiếng. Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được sửa đổi 2 lần vào năm 2004 và 2015.

Phiên bản mới nhất, ISO 14001:2015, được phát hành vào năm 2015. Phiên bản này cập nhật các yêu cầu và hướng dẫn để đáp ứng các thách thức mới về môi trường.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA ISO 14001

Cấu trúc nội dung ISO 14001 bao gồm 10 phần chính. Phiên bản mới nhất ISO 14001:2015 được xây dựng dựa trên cấu trúc bậc cao (High Level Structure - HLS). Cấu trúc này bao gồm các điều khoản cơ bản như sau:

  1. Phạm vi áp dụng 
  2. Tài liệu viện dẫn
  3. Thuật ngữ và định nghĩa
  4. Bối cảnh của tổ chức
  5. Sự lãnh đạo
  6. Hoạch định
  7. Sự hỗ trợ
  8. Thực hiện/ điều hành
  9. Đánh giá kết quả hoạt động
  10. Cải tiến

Nội dung trọng tâm của tiêu chuẩn chính là từ điều khoản 4 đến điều khoản 10. Để thực hiện thành công ISO 14001, Doanh nghiệp không chỉ phải biết mà cần phải hiểu chi tiết nội dung ở các mục này.

ĐỐI TƯỢNG CẦN ÁP DỤNG ISO 14001

Việc áp dụng ISO 14001 không chỉ là một xu hướng, mà còn là một yêu cầu cấp thiết đối với những doanh nghiệp muốn phát triển bền vững.

ISO 14001 được xây dựng và áp dụng cho mọi doanh nghiệp khác nhau, không dành riêng cho bất kỳ một đối tượng cụ thể nào cả. Đó có thể là doanh nghiệp sản xuất, tổ chức phi chính phủ, công đoàn,... Họ là những người quan tâm đến việc cải thiện hệ thống sản xuất, quản lý và hoạt động của mình như một cách để kiểm soát tốt hơn các tác động tiêu cực đến môi trường.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn này một cách dễ dàng, phù hợp với điều kiện của tổ chức trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh thương mại. Nói một cách cụ thể thì ISO 14001 dành cho mọi đối tượng có nhu cầu thiết lập và ứng dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS - Environmental Management System) vào tổ chức của mình, bất kể quy mô, cách thức, lĩnh vực hoạt động,...

Ngoài ra, theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định các tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ đã đi vào hoạt động thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải có hệ thống quản lý môi trường. Cụ thể, những đối tượng này được phân thành 3 nhóm theo bảng sau:

NHỮNG LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG ISO 14001

Một số lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 bao gồm:

  •  

+ Thu hút thêm thị trường mới

+ Phòng ngừa các sự cố môi trường để bảo vệ thương hiệu

+ Hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí thanh tra

+ Bảo đảm việc tuân thủ các văn bản pháp quy về môi trường

+ Góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế

+ Giảm thiểu chi phí về năng lượng và nguyên vật liệu

+ Tăng cường nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của nhân viên

+ Tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhờ quá trình cải tiến liên tục

+ Giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình

+ Tăng cường uy tín đối với khách hàng và xã hội

KẾT LUẬN

Tóm lại, ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn để các tổ chức có thể xây dựng và triển khai một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả. ISO 14001 giúp các tổ chức thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được mục tiêu bền vững.

DỊCH VỤ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN CHUYÊN NGHIỆP CỦA CHÚNG TÔI

TCI tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm định các tiêu chuẩn quốc tế.

Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi, chúng tôi hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào.

Được hình thành và phát triển qua hơn 10 năm, đồng hành cùng hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp Việt Nam và thế giới. Là đối tác nhiều năm phối hợp với các đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ; Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi. Chúng tôi thấu hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào và làm sao để duy trì nó một cách bền vững.

Đến với TCI, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt với:

  • Các dịch vụ được thực hiện chuyên nghiệp.
  • Đào tạo, tư vấn bằng phương pháp trực quan sinh động, cụ thể, dễ hiểu.
  • Hệ thống được xây dựng nhanh chóng, thuận tiện, dễ áp dụng và vận hành sau chứng nhận.
  • Tài liệu, biểu mẫu tối giản, tăng cường hiệu quả áp dụng.
  • Các chuyên gia Đánh giá có trình độ, năng lực & nhiều kinh nghiệm thực tế.
  • Có báo cáo chính xác về tình hình của hệ thống quản lý để đề ra các biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý của đơn vị.
  • Tiết kiệm chi phí tối đa với những gói hỗ trợ từ chính phủ.

Quý khách cần báo giá dịch vụ? Vui lòng truy cập theo đường link:

https://forms.gle/kuhne9Qf2xbYesuH6

LIÊN HỆ VỚI #TCI_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Ms. Vân Phạm

#Hotline: 0931796188

#Email: van.pham@tcivietnam.com

#Văn_Phòng_TCI_Việt_Nam

=> Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

=> Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

=> Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.