Theo báo cáo của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), trong giai đoạn 1990-2020, toàn thế giới có 420 triệu héc-ta rừng đã bị mất. Diện tích này lớn hơn cả diện tích của Liên minh châu Âu. Trong đó, 90% diện tích rừng bị phá vì lí do mở rộng diện tích đất nông nghiệp, để sản xuất một số mặt hàng. Một phần đáng kể diện tích rừng bị phá vì những lý do hợp pháp.
Trong bối cảnh đó, Liên minh châu Âu lại là một nhà tiêu dùng lớn các hàng hóa và sản phẩm có liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng. Bằng chứng là kim ngạch nhập khẩu của các hàng hóa và sản phẩm có liên quan này của EU lên đến 85 tỉ EUR / năm.
Hơn thế nữa, Ủy ban liên minh về biến đổi khí hậu (IPCC) đã đưa ra kết luận rằng phá rừng và suy thoái rừng là hai nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.
Điều đó chứng tỏ rằng mối đe dọa từ việc tàn phá rừng của con người đang ngày càng nghiêm trọng. Và vai trò của Liên minh châu Âu EU trong việc phòng chống mất rừng là một phần quan trọng trong nỗ lực toàn cầu.
TỔNG QUAN VỀ EUDR
Quy định mới về phá rừng của EU (EUDR – EU Deforestation Regulation 2023/1115) nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng, giảm lượng khí thải carbon trên quy mô toàn cầu và giải quyết các tác động tiêu cực của việc mở rộng nông nghiệp. Quy định này yêu cầu các công ty không được đưa vào hoặc xuất khẩu các sản phẩm từ thị trường EU mà không tuân thủ các yêu cầu về tính hợp pháp và tính bền vững của EUDR. Các công ty phải tiến hành thẩm định để đảm bảo rằng các sản phẩm họ cung cấp là hợp pháp và không liên quan đến đất bị phá rừng hoặc suy thoái sau ngày 31 tháng 12 năm 2020.
HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU CỦA EUDR
Tháng 7 năm 2019, EU truyền thông về thúc đẩy hành động nhằm bảo vệ và khôi phục rừng trên toàn thế giới. Sau đó, từ tháng 9-12 năm 2020, EU tổ chức sự kiện tham vấn công chúng với 1,2 triệu người tham gia đóng góp ý kiến. Tháng 10 năm 2020, Diễn đàn đa bên (Muiti-stakeholder Platform) về phá rừng đã được tổ chức. Ngày 17 tháng 11 năm 2021, Ủy ban châu Âu đề xuất ban hành EUDR. Sau nhiều cuộc đàm phán về đề xuất EUDR với Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu, đến tháng 6 năm 2023, EUDR chính thức có hiệu lực.
Theo đó, EUDR sẽ bắt đầu áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức từ ngày 30 tháng 12 năm 2024; đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên EU là từ tháng 6 năm 2025.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA EUDR
+ Các mặt hàng được lựa chọn áp dụng: dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cà phê, cao su và một số sản phẩm có nguồn gốc từ các loại hàng hóa trên (ví dụ sô-cô-la, đồ nội thất, lốp/vỏ xe, các sản phẩm in ấn), …
+ Phạm vi áp dụng theo tiến trình do EU quy định, ban đầu áp dụng đối với một số mặt hàng và sản phẩm có nguồn gốc cụ thể, sau đó sẽ cập nhật thêm danh sách các mặt hàng khác.
+ Đối tượng áp dụng cho tất cả hàng hóa và sản phẩm được sản xuất trong EU và nhập khẩu vào EU, không có sự phân biệt và thiên vị nào.
+ Thời gian ấn định được tính từ ngày 31/12/2020. Những hàng hóa có liên quan đến phá rừng từ thời gian này trở về sau sẽ không được có mặt trên thị trường EU. Điều này giúp cho quy định của EU phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Mặc dù hành động tương tự như vậy đã được thực hiện trong ngành gỗ thông qua Quy định gỗ của EU (EUTR - European Union Timber Regulation) để yêu cầu quản lý rừng có trách nhiệm và bền vững, EUDR mở rộng nghĩa vụ này cho một số ngành công nghiệp khác có liên quan chặt chẽ nhất đến các trường hợp phá rừng và suy thoái trong quá khứ.
LỘ TRÌNH ÁP DỤNG
Hầu hết các công ty vừa và lớn đã được cho thời gian chuẩn bị đến ngày 30/12/2024 để bắt đầu tuân thủ các quy định mới của EUDR. Mà theo Khuyến nghị 2003/361/EC ngày 06/5/2003 của Ủy ban châu Âu định nghĩa là những công ty:
* Có hơn 50 nhân viên
* Có tổng doanh thu hoặc bảng cân đối tài chính hơn 10 triệu euro
Các công ty nhỏ có thời gian chuẩn bị dài hơn và phải tuân thủ các quy định mới kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2025. Tại thời điểm này, các quy định mở rộng có thể được áp dụng. Việc xem xét lại toàn bộ EUDR dự kiện sẽ diễn ra vào tháng 6 năm 2028.
Tuy nhiên, trong nhiều loại chứng nhận hàng hóa đã có các tiêu chí để đảm bảo tuân thủ pháp luật và thực hành kinh doanh có đạo đức. Một số trường hợp, các chứng chỉ thậm chí còn chứa các quy tắc chặt chẽ hơn EUDR về nạn phá rừng và việc cắt đất để chuyển đổi cho mục đích công nghiệp.
Do đó, việc đạt được chứng nhận quốc tế hoặc theo khu vực cụ thể, các doanh nghiệp được hưởng lợi từ:
- Khả năng thể hiện mức độ tuân thủ cao hơn đối với khách hàng và các bên liên quan
- Hiểu rõ hơn về EUDR
- Bằng chứng hữu hình để củng cố các cam kết bền vững của bạn
TCI tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm định các tiêu chuẩn quốc tế.
Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi, chúng tôi hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào.
Được hình thành và phát triển qua hơn 10 năm, đồng hành cùng hơn 2000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp Việt Nam và thế giới. Là đối tác nhiều năm phối hợp với các đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ; Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ. Chúng tôi sẵn sàng giúp doanh nghiệp của bạn với chuyên môn của chúng tôi. Chúng tôi thấu hiểu hơn ai hết bạn cần bắt đầu một hành trình như thế nào và làm sao để duy trì nó một cách bền vững.
Quý khách cần báo giá dịch vụ? Vui lòng truy cập theo đường link:
https://forms.gle/kuhne9Qf2xbYesuH6
LIÊN HỆ VỚI #TCI_VIỆT_NAM ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
Ms. Vân Phạm
#Hotline: 0931796188
#Email: van.pham@tcivietnam.com
=> Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
=> Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
=> Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.