Tính toán lượng khí thải carbon của doanh nghiệp bạn là bước đầu tiên để có thể giúp doanh nghiệp của bạn theo dõi và báo cáo chính xác tiến trình của doanh nghiệp hướng tới cân bằng carbon thấp hoặc bằng không. Hướng dẫn này giúp các doanh nghiệp thực hiện những bước đầu tiên hướng tới cân bằng CO2. Vì vậy, hãy tìm hiểu dữ liệu nào phải được thu thập để tính toán lượng khí thải CO2.
Dấu chân Carbon (cacbon footprint) là gì ?
Trước tiên chúng ta phải hiểu được dấu chân Carbon: Dấu chân carbon là tổng lượng khí nhà kính (GHG) được tạo ra trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một tổ chức, con người, sản phẩm hoặc dịch vụ. Lượng khí thải carbon của công ty liên quan đến các hoạt động kinh doanh của bạn. Điều này bao gồm năng lượng bạn sử dụng để sưởi ấm và chiếu sáng, vận chuyển của công ty và các quy trình công nghiệp và thương mại…
Cần tính những yếu tố nào trong lượng phác thải khí nhà kính :
Mặc dù carbon dioxide (CO2) là khí thải GHG phổ biến nhất, nhưng nó không phải là loại khí duy nhất có tác động đáng kể đến môi trường. Đó là lý do tại sao lượng khí thải carbon thường được biểu thị bằng lượng carbon dioxide tương đương (CO2e).
CO2e mô tả tác động của các loại khí nhà kính khác nhau về lượng CO2 sẽ có cùng tác động đối với sự nóng lên toàn cầu. Trong Nghị định thư Kyoto nó bao gồm bảy loại khí thải GHG:
◾ Carbon dioxide (CO2)
◾ Methane (CH4)
◾ Nitrous oxide (N2O)
◾ Sulphur hexafluoride (SF6)
◾ Nitrogen trifluoride (NF3)
◾ Perfluorocarbons (PFCs)
◾ Hydrofluorocarbons (HFCs)
Ngoài ra, có ba nhóm phạm vi phát thải khác nhau có thể tính toán được để đưa vào dấu chân carbon
◾ Phạm vi 1: Phát thải trực tiếp, phát sinh từ các hoạt động mà tổ chức của bạn sở hữu hoặc kiểm soát (như xe vận chuyển thuộc Công ty, dầu dùng cho máy phát điện…)
◾ Phạm vi 2: Phát thải gián tiếp từ vận hành của tổ chức nhưng có nguồn được sở hữu hoặc kiểm soát bởi tổ chức khác liên quan đến năng lượng nhập khẩu như điện, hơi nóng, hơi lạnh…
◾ Phạm vi 3: Phát thải gián tiếp khác từ vận hành của tổ chức nhưng có nguồn được sở hữu hoặc kiểm soát bởi tổ chức khác (như vận chuyển nguyên vật liệu/ thành phẩm, hao hụt tổn thất điện năng…)
Các bước để xác định dấu chân CO2 cơ bản :
1. Xác định hoạt động kinh doanh
Đầu tiên, bạn phải xác định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh có phát thải GHG vào khí quyển. Ví dụ: xe vận chuyển sử dụng nhiên liệu cho quá trình di chuyển, điện dùng cho hoạt động, gas lạnh được bổ sung cho hệ thống điều hòa… đều là những nguồn phát thải khí nhà kính. Bạn nên chọn một số liệu để xác định mức độ tổ chức của bạn thực hiện mỗi hoạt động kinh doanh. Ví dụ, việc vận chuyển sản phẩm thải ra khí nhà kính do sử dụng nhiên liệu. Các số liệu như lít hoặc gallon có thể được sử dụng để tính mức tiêu thụ nhiên liệu của bạn. Mức tiêu thụ điện có thể được đo bằng kilowatt giờ, v.v.
2. Thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu cần thiết để tính toán lượng khí thải carbon của bạn trong vòng 12 tháng , như đã đề cập trước đó, các công ty phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp, và các hoạt động gián tiếp có thể chiếm phần lớn lượng phát thải khí nhà kính trong một số lĩnh vực . Do đó, bạn có thể sẽ cần dữ liệu thu thập từ bên ngoài để tính toán chính xác lượng khí thải carbon liên quan đến công ty mình.
3. Tìm các hệ số phát thải đặc trưng cho hoạt động
Để tính lượng khí thải carbon của bạn, bạn cần biết hệ số phát thải trên một đơn vị, ví dụ lượng khí thải GHG được tạo ra trên mỗi kilowatt giờ điện được sử dụng, trên mỗi lít xăng tiêu thụ... Để tìm hiểu thông tin này, bạn có thể sử dụng hệ số phát thải của rất nhiều tổ chức, chính phủ trên thế giới như IPCC, EPA, Chính phủ Việt Nam…
Để xác định các hệ số phát thải cụ thể trong hoạt động, có thể dễ dàng hơn khi làm việc với các công ty tư vấn hoặc sử dụng các công cụ dựa trên đám mây. Ngoài ra, các lựa chọn thay thế như vậy có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về lượng khí thải carbon của công ty bạn. Đơn vị tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp xác định nên áp dụng hệ số phát thải nào phù hợp với hoạt động của chính doanh nghiệp mình vì sẽ có trường hợp phải áp dụng khá nhiều chỉ số khác nhau cho các nguồn phát thải.
4. Tính toán và diễn giải
Bước cuối cùng là tính toán lượng khí thải carbon của công ty bạn và giải thích nó. Thông qua việc kiểm kê sẽ giúp doanh nghiệp xác định các nguồn phát thải chiếm tỷ lệ lớn, từ đó đưa ra kế hoạch và mục tiêu giảm thiểu phù hợp với cam kết của doanh nghiệp theo yêu cầu từ Chính phủ sở tại và các khách hàng trên toàn cầu.
Để hiểu rõ hơn và tính toán lượng khí thái cho đơn vị bạn, quý doanh nghiệp hãy liên hệ với ISC để được hỗ trợ.
* Xin liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn:
Ms. Vân Phạm - 0933096426
Email: van.pham@tcivietnam.com
* Văn phòng TCI Việt Nam:
Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.